Những dấu hiệu trên móng tay báo hiệu điều gì?

Móng tay khỏe mạnh không chỉ đẹp mà còn giúp bảo vệ đầu ngón tay khỏi những chấn thương có thể xảy ra trong các hoạt động hàng ngày. Việc móng tay xuất hiện các dấu hiệu như: có sọc đen, có sọc trắng ngang, vàng móng hay có hình dạng lồi lên là có thể đang cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn.

Nhận thức về các biểu hiện khác thường của móng tay rất quan trọng. Đó có thể là cảnh báo sớm về các vấn đề sức khỏe xảy ra trong cơ thể, dưới đây là một số bệnh có thể đoán định liên quan đến tình trạng của móng tay:

Móng tay có sọc dọc đen nhỏ

Nếu như bạn thường xuyên kiểm tra tình trạng nốt ruồi xuất hiện trên da vì lo ngại về ung thư da thì cũng nên chú ý đến sự thay đổi màu sắc của móng. Sự thay đổi màu móng có thể là triệu chứng ung thư hắc tố - dạng nghiêm trọng nhất của ung thư da. Nếu trên móng tay bị sọc dọc đen bất thường, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Móng tay có sọc trắng ngang

Móng tay có sọc ngang có khả năng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu kẽm hoặc protein. Giai đoạn phát triển móng tay khi ấy sẽ bị gián đoạn do không có đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi móng. Hãy bổ sung ngay kẽm để nâng cao chất sức khỏe của mình. Ngoài ra, sọc ngang xuất hiện trên móng tay cũng có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng hơn như các bệnh về thận hay gan.

Móng tay vàng

Móng tay có thể chuyển sang màu vàng vì nhiều lý do. Nguyên nhân phổ biến nhất là tình trạng nấm móng, tiếp theo là việc hút quá nhiều thuốc lá. Tuy nhiên móng tay vàng cũng có thể là biểu hiện của bệnh vẩy nến, các vấn đề về tuyến giáp hoặcbệnh đái tháo đường. Một số ít trường hợp, hội chứng móng tay vàng còn được gặp ở những bệnh nhân mắcviêm phổi và phù bạch huyết. Tuy nhiên không phải tất cả những người mắc bệnh trên đều gặp phải tình trạng vàng móng.

Móng tay có sọc dọc

Nếu bạn nhận thấy có nhiều sọc dọc xuất hiện trên móng và thấy móng ngày càng trở nên thô ráp, sần sùi hơn thì đó có thể chỉ là dấu hiệu của tuổi tác. Đây không phải là trường hợp móng tay biểu hiện sức khỏe và không đáng lo ngại. Sọc dọc trên móng cũng như nếp nhăn trên da sẽ xuất hiện nhiều hơn khi bạn lớn tuổi, đặc biệt là khi bước qua độ tuổi 50.

Nếu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa, bạn có thể cải thiện bằng cách kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và chăm sóc cơ thể với các bài tập thể dục phù hợp.

Móng tay mỏng, dễ bị gãy

Nếu bạn thấy rằng tình trạng móng tay, móng chân dễ bị nứt nẻ, khô, giòn sẽ dễ bị gãy hơn bình thường thì do cơ thể bạn đang bị thiếu chất biotin. Chất biotin là một chất có tác dụng nuôi dưỡng cho móng tay, móng chân chắc khỏe, bên cạnh đó còn giúp cho mái tóc bóng khỏe và ít bị đứt gãy nữa. Bạn nên bổ sung các thực phẩm như trứng, súp lơ, pho mai, hạnh nhận…. để bổ sung thêm chất biotin vào cơ thể của mình.

Móng giòn, dễ gãy

Dấu hiệu này ở móng tay báo hiệu sự lão hóa đang diễn ra trong cơ thể, hay là hậu quả của việc tiếp xúc quá nhiều với các chất tẩy rửa hoặc sơn móng tay, đặc biệt ở phụ nữ. Đôi khi, đây là biểu hiện của bệnh nấm móng, địa y Planus (một loại nhiễm nấm dẫn đến phát ban ngứa trên da hoặc trong miệng), bệnh vảy nến hay vấn đề về tuyến giáp. Trong ít trường hợp tương đối nghiêm trọng, móng tay giòn gãy là dấu hiệu của bệnh viêm khớp phản ứng, là một dạng đau đớn của viêm khớp.

Móng tay hình dạng lồi lên

Nếu móng của bạn bị lồi lên như cái muỗng úp ngược và trông móng như bị sưng thì đó có thể là kết quả của các tình trạng bệnh về phổi, dẫn đến lượng oxy trong máu thấp hơn bình thường. Ung thư phổi có thể là nguyên nhân phổ biến nhưng tình trạng này cũng có thể liên quan đến bệnh về gan hay tuyến giáp./.

(Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh dịch sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu phân bổ vitamin A cho các cơ sở khám, chữa bệnh có thu dung, điều trị bệnh nhi mắc sởi nhằm tăng hệ miễn dịch ở trẻ.

Sau mùa bão lũ, đặc biệt khi cơ sở vật chất thiếu thốn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và nguồn nước sạch khan hiếm, làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thức ăn có thể xảy ra sau một thời gian, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Sau mưa lũ, do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém nên sẽ làm bùng phát một số bệnh ngoài da. Dưới đây là một số bệnh ngoài da thường gặp và cách phòng, chống.

Kết hôn và sinh con vốn được coi là chuyện quan trọng của đời người. Nhưng với nhiều người trẻ hiện nay, quan niệm về tình yêu, hôn nhân của họ cởi mở hơn rất nhiều.

Mức sinh thay thế ở Việt Nam đang giảm nhiều nhất trong 12 năm trở lại đây và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.

Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai vừa điều trị thành công cho bệnh nhân nữ 55 tuổi bị tái phát nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng.