Những cuộc đời được hồi sinh nhờ ghép tế bào gốc
Phát hiện bản thân mắc bệnh Lơ xê mi cấp dòng tuỷ (ung thư máu) từ một năm trước, một bệnh nhân nam đã lựa chọn phương pháp ghép tế bào gốc để điều trị bệnh. Trải qua thời gian gần hai tháng trong phòng cách ly với quá trình điều trị hóa chất liều cao, gặp phải các tác dụng phụ, quá trình ghép tế bào gốc với anh là một hành trình đầy khó khăn và thử thách cả về tinh thần và thể chất. Tuy nhiên, khi ghép tế bào gốc thành công, một cuộc sống mới sẽ đến với anh và gia đình.
Chị Phùng Thị Thêu, người nhà bệnh nhân chia sẻ: “Khi nói đến ung thư giống như đi đến tận cùng của cuộc sống rồi. Nhưng khi bác sĩ tư vấn thực hiện ghép tế bào gốc, đối với mình, nếu ca ghép thành công thì cuộc sống gia đình giống như được hồi sinh”.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Mai - Trung tâm huyết học truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai, cho hay: “Khi ghép tế bào gốc tạo máu có thể tiến tới thời gian lui bệnh dài, thậm chí có những bệnh nhân ở Bệnh viện Bạch Mai đã ghép được hơn chục năm vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, ổn định. Bệnh nhân chỉ phải tái khám định kỳ khoảng 1-3 tháng một lần”.
Sau hơn bốn năm, cuộc sống của anh Ngà Quang Trung, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, đã bước sang trang mới khi căn bệnh ung thư máu của anh đã được chữa khỏi nhờ ghép tế bào gốc nửa hoà hợp từ người anh ruột của mình. Có được thành công này là nhờ vào các y, bác sĩ của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. “Hiện tại khoa học đã tiên tiến rồi nên mình cứ ghép. Thời gian nằm trong phòng ghép là thời gian rất khó khăn với những bệnh nhân, tuy nhiên, sau quá trình điều trị, mình được hòa nhập dần với xã hội và đi làm trở lại”.
Mỗi năm, tỉ lệ thành công bằng phương pháp này ngày càng tăng. Riêng tại viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, tính đến tháng 1/2025, viện đã thực hiện được trên 670 ca ghép tế bào gốc tạo máu với nhiều kỹ thuật ghép phức tạp. Với ngân hàng tế bào gốc cộng đồng, thực sự mở ra cơ hội cho hàng nghìn người bệnh mắc các bệnh về ung thư máu, các bệnh lý về máu, bởi cơ hội tìm tế bào gốc hòa hợp là rất lớn.
BSCKII. Võ Thị Thanh Bình - Trưởng khoa ghép tế bào gốc, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, cho biết: “Từ 2014, với nhận thức đem lại cơ hội sống cho bệnh nhân, viện đã xây dựng ngân hàng đơn vị máu dây rốn cộng đồng, không chỉ ghép cho nhi khoa mà còn ghép cho cả người lớn. Bên cạnh đó, bằng phương pháp ghép nửa hoà hợp giúp tăng cơ hội sống cho bệnh nhân”.
Nhờ những tiến bộ của y học trong ghép tế bào gốc, từ đây, những điều kỳ diệu đang được nối dài sự sống tiếp tục được hồi sinh.


Một bệnh nhân nhi 14 tuổi đã được ghép tim thành công, đánh dấu bước ngoặt kỳ diệu trong cuộc đời sau khi chiến đấu với bệnh suy tim từ lúc 4 tháng tuổi.
Một bệnh nhi 3 tháng tuổi, nặng 6kg mắc dị tật bẩm sinh thông sàn nhĩ thất bán phần kèm van hai lá hở nhẹ đã được các bác sĩ phẫu thuật thành công bằng phương pháp ít xâm lấn.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi.
Khi trẻ mắc cúm, sởi, phụ huynh thường quan tâm tới các biểu hiện của trẻ ở đường hô hấp như ho, sổ mũi, nghẹt mũi… nhưng chủ quan không chú ý các biểu hiện bệnh ở mắt.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi, kết thúc chậm nhất vào ngày 31/3.
Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tổ chức hội nghị thẩm định bệnh án điện tử, đây là bệnh viện công lập thứ 11 tại Hà Nội triển khai hệ thống này.
0