Những chiếc thuyền cổ trong Bảo tàng Phạm Huy Thông
Bảo tàng khảo cổ học tàu thuyền Phạm Huy Thông, nơi lưu giữ 22 chiếc thuyền cổ từ thời Đông Sơn, nằm tại xã Vĩnh Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình. Bảo tàng do Tiến sĩ Nguyễn Việt - Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á sáng lập và xây dựng.
Tiến sĩ Nguyễn Việt chia sẻ: "Năm 2001, với tư cách là Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, tôi đã ra quyết định thành lập Bảo tàng Phạm Huy Thông. Đây là một dạng hình thức bảo tàng nằm trong một cơ quan nghiên cứu, không giống các bảo tàng phải đăng ký qua Sở Văn hoá hoặc Bộ Văn hoá".
Nói về cơ duyên xây dựng Bảo tàng, Tiến sĩ Nguyễn Việt chia sẻ đã có một bảo tàng từng ở Hà Nội và sau đó ở Quảng Ninh. Khi bắt đầu phát hiện các con thuyền, phạm vi diện tích bảo tàng tại Quảng Ninh đã không còn phù hợp. Do đó, ông quyết định dời cơ quan và xây dựng bảo tàng tại địa điểm hiện tại từ năm 2017.
Con thuyền có giá trị nhất tại bảo tàng cho thấy kỹ thuật đóng thuyền rất cao của thời Đông Sơn, bằng cách khoét thân gỗ làm thuyền độc mộc. "Nhưng điều quan trọng hơn cả là việc trang trí của người xưa ở vị trí đuôi thuyền rất đẹp. Trên mạn thuyền có các lỗ chốt. Đây là con thuyền có giá trị rất cao, cũng mong rằng đây là di sản tàu thuyền của đất nước", Giám đốc Bảo tàng cho biết thêm.
"Kết quả phân tích địa hoá đã cho thấy rằng hàm lượng axit trong môi trường chôn các thuyền và thân cây khoét rỗng là tương đối cao. Độ ph đo được từ 3-4. Cách bảo quản tốt nhất là cho chúng trở lại môi trường mà chúng đã tồn tại", Tiến sĩ Nguyễn Việt giải thích về cách bảo tồn những tàu thuyền cổ.


Dinh Độc Lập - nơi ngày 30/4 của 50 năm trước đã ghi dấu son lịch sử toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh và thống nhất đất nước, những ngày này đã trở thành điểm hẹn cho rất nhiều cuộc hội ngộ.
Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, tổ chức và nghệ nhân triển khai chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc tại nhiều địa điểm trong khu phố cổ nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam.
Đất Kinh kỳ cổ kính Thăng Long - Hà Nội đã nuôi dưỡng và chứng kiến những thăng trầm của nghệ thuật ca trù, nay tiếp tục là chiếc nôi đào tạo và phát triển nghệ thuật này.
Hội chùa Nành từ lâu đã được biết đến như một lễ hội đặc sắc của Hà Nội, nổi bật với các nghi thức và hoạt động dân gian cổ truyền.
Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.
Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.
0