Những căn nhà không lối thoát

Tại các quận nội thành Hà Nội như Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàn Kiếm,… dân cư tập trung rất đông. Nhiều khu ngõ sâu hun hút chật hẹp nhưng xung quanh nhà được xây dựng chuồng cọp, khung sắt rất kiên cố. Chống trộm nhưng lại quên chống hỏa hoạn, vì câu chuyện này mà nhiều người đã phải trả giá bằng cả mạng sống.
 

 

Khung sắt chắc chắn, không thang thoát hiểm, cửa trên tầng thượng khóa trái. Đây là nơi mà mà bạn Thu Thủy đã sống hơn hai năm nay. Thiết bị PCCC sơ sài cộng thêm việc kĩ năng thoát hiểm bằng không, bạn trẻ này dường như không thể thoát nạn nếu nơi ở không may xảy ra hỏa hoạn. 

Bạn Đinh Thị Thu Thuỷ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai.

Bạn Đinh Thị Thu Thuỷ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai chia sẻ: “Sau khi nghe nhiều vụ cháy thì em cũng khá lo lắng bởi vì trọ của em thì cũng chưa có các biện pháp PCCC nên em cũng lo lắng không biết là cháy thì sẽ biết chạy đi đâu. Trước đây thì em cũng được hướng dẫn qua rồi nhưng nếu như trong trường hợp khẩn cấp thì có lẽ là em sẽ hơi run, mất bình tĩnh không biết mình có thể sử dụng bình chữa cháy hay không”.

Theo quy định, với mỗi sàn có diễn tích từ 60 - 100 m2 thì cần tới hai bình chữa cháy và các thiết bị đi kèm, bao gồm: 01 bình chữa cháy bột BC/ABC 4kg, 01 bình chữa cháy CO2 3kg, 01 bảng tiêu lệnh, nội quy PCCC, 01 kệ đựng bình chữa cháy (loại kệ đôi).

Những thiết bị PCCC cơ bản.

Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, ở khu nhà trọ này mỗi tầng chỉ có duy nhất một bình chữa cháy, không có thiết bị báo cháy và không có bảng tiêu lệnh chữa cháy để hỗ trợ người dân khi gặp trường hợp khẩn cấp. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ về cháy nổ và gây nguy hiểm đến những người đang sống tại đây.

Bà Cung Thị Minh, chủ nhà trọ ở phường Đại Kim, quận Hoàng Mai cho biết:“Có cái bình chữa cháy cô cũng để ngoài cửa rồi. Tại vì nhà cô cũng ở có một người thì cô nghĩ chỉ một bình là đủ”.

Kiến thức và ý thực về việc PCCC nhưng áp dụng vào thực tiễn thì những người sống ở đây còn khá chủ quan khi cho rằng không cần thiết có các thiết bị báo cháy chuyên dụng và mỗi tầng chỉ cần một bình chữa cháy mà thôi. Điều này cũng là một trong những khó khăn của các cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức tự phòng chống hỏa hoạn của người dân.

Cơ quan chức năng tuyên truyền về PCCC cho người dân.

Không chỉ riêng tại khu vực này mà trên địa bàn thành phố Hà Nội còn có rất nhiều những nhà trọ, chung cư mini không lối thoát kiểu như vậy đang hoạt động.

Dù biết là nguy hiểm những nhiều người vẫn lựa chọn ở tại những căn phòng chật chội, nằm sâu trong ngõ ngách nhỏ vì giá thuê rẻ. Nhưng liệu khi xảy ra cháy nổ tiền hay tính mạng là thứ được ưu tiên hàng đầu? 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo các chuyên gia, Thủ đô Hà Nội trước đây quy hoạch cho 250.000 dân, nhưng giờ dân số đã lên gần 10 triệu nên mở rộng không gian công cộng, nhất là ở khu vực Hồ Gươm là tất yếu.

Hôm nay là ngày đầu của kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, tình hình giao thông tại các tuyến đường hướng ra cửa ngõ Hà Nội bị ùn tắc.

UBND TP Hà Nội vừa có Công văn số 1250 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất thời gian khởi công 3 dự án đầu tư xây dựng cầu qua sông Hồng gồm Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 5/4, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Tính chung quý I/2025, toàn thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 54.100 lao động, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 5/4, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.