Những cách ‘giải cứu’ bánh chưng Tết
Bánh chưng rán
Nguyên liệu
- Bánh chưng
- 2 thìa dầu ăn

Cách làm
- Bóc vỏ bánh chưng rồi cắt nhỏ thành từng miếng vừa ăn.
- Bắc chảo lên bếp, cho khoảng 2 thìa canh dầu ăn, đợi đến khi dầu nóng thì cho bánh chưng vào.
- Tiếp theo, bạn xếp từng miếng bánh vào chảo và bắt đầu chiên ở lửa nhỏ khoảng 5 phút. Đợi đến khi một mặt vàng thì bạn lật bánh để chiên mặt còn lại.
- Khi bánh đã vàng giòn và chín đều thì bạn lấy bánh ra đặt trên giấy thấm dầu để thấm bớt.
Pizza bánh chưng
Nguyên liệu
- 1/2 bánh chưng thừa (350g)
- Phô mai
- Ớt chuông vàng, ở chuông đỏ thái sợi
- Hành lá thái nhỏ
- 2 quả trứng gà
- 1/2 chén các loại cà rốt, đậu Hà Lan, ngô ngọt luộc sơ.

Cách làm
- Bánh chưng lấy phần nhân thịt và phần vỏ bánh để riêng. Cho phần vỏ bánh vào âu cùng 1 quả trứng gà và hành lá trộn đều.
- Bắc chảo không dính lên bếp, cho dầu ăn vào, láng đều. Dầu hơi nóng thì cho phần vỏ bánh trộn trứng vào, dàn đều, chiên khoảng 2 phút với lửa hơi thấp. Sau đó cho hết phần nhân bánh chưng cùng với tất cả rau củ cũng như pho mát vào.
- Khoét 1 lỗ tròn ở giữa, đổ 1 quả trứng gà còn lại.
- Đậy vung, tiếp tục chiên với lửa thấp cho đế bánh vàng giòn phần trên chín đều (7-8 phút) là tắt bếp, bạn đã có ngay chiếc pizza bánh chưng rồi.
- Pizza bánh chưng cho ra đĩa, rắc thêm chút hành lá là hoàn tất.
Cháo bánh chưng
Nguyên liệu
- Bánh chưng
- Thịt gà luộc
- Hành lá
- Rau mùi thái nhỏ
- Tiêu, bột ớt
- Hành phi thơm

Cách làm
- Cắt bánh chưng thành lát nhỏ rồi cho vào nồi nước (nếu sử dụng nước luộc gà thì món ăn ngon hơn).
- Vừa đun sôi bánh chưng vừa dầm nhuyễn.
- Để nồi cháo trên lửa nhỏ, tiếp tục nấu đến khi sánh lại, sền sệt. Bạn chỉ cần nêm nếm lại cho hợp khẩu vị là được.
- Phi thơm hành, cắt nhỏ hành lá, xé thịt gà và chuẩn bị một số gia vị như tiêu, ớt bột...
- Thành phẩm cháo bánh chưng gần giống món cháo đậu xanh, mùi thơm, phù hợp thưởng thức sau mùa Tết.
Kimbap bánh chưng
Nguyên liệu
- Bánh chưng
- Cà rốt
- Dưa leo
- Chả lụa
- Trứng
- Lá rong biển

Cách làm
- Bánh chưng cắt lát sau đó đem chiên với nước (đổ nước xâm xấp) trên lửa nhỏ, dằm bánh tơi ra rồi dàn đều trên chảo, chiên đến khi cháy xém 1 mặt thì lật mặt bánh.
- Cà rốt, dưa leo, chả lụa cắt sợi dài, độ dày cỡ 0.5 cm.
- Đánh tan 2 trứng, chiên vàng đều sau đó cắt sợi nhỏ vừa, cỡ 0.5 cm
- Trải lá rong biển trên mặt phẳng, lần lượt đặt bánh chưng chiên, dưa leo, chả, cà rốt, trứng lên lá rong biển.
- Cuộn chặt tay.


Gói bánh chưng không chỉ để ăn, mà là để nhớ, để cảm nhận cái hồn của Tết. Gói bánh chưng tuy mất nhiều thời gian, công sức, nhưng Tết mà không có bánh chưng thì cái Tết ấy như không trọn vẹn.
Với những ý nghĩa đặc biệt, hoạt động trình diễn di sản ẩm thực, talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ.
Sáng nay (11/1), tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chương trình trình diễn di sản ẩm thực cùng talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức.
Phố Hàng Đường với những cửa hàng ô mai truyền thống không chỉ là nơi lưu giữ những hương vị xưa cũ mà còn là biểu tượng của sự bền bỉ trong nhịp sống hiện đại. Cứ thế, lặng lẽ, con phố đã chứng kiến bao đổi thay của thời gian, và vẫn luôn giữ trọn hồn cốt Hà Nội qua từng hương vị mặn, ngọt, chua, cay.
Ký ức tuổi thơ thường là những mảnh ghép giản dị nhưng đầy ắp cảm xúc, những hương vị quen thuộc mà mỗi lần nhớ lại, lòng người lại bâng khuâng khó tả. Trong vô vàn những kỷ niệm ấy, có một thứ không thể không nhắc đến, đó chính là ang mỡ lợn - món ăn mà dù qua bao nhiêu năm tháng, vẫn mãi đọng lại trong tâm hồn mỗi người.
UBND quận Hoàn Kiếm chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu, bộ tiêu chuẩn và danh mục di sản ẩm thực Hoàn Kiếm. Sự kiện đánh dấu thành quả đầu tiên của Đề án "Phát triển và quảng bá di sản văn hóa ẩm thực quận Hoàn Kiếm phục vụ phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng 2030".
0