Những cách bảo vệ hệ hô hấp vào mùa lạnh
Thời tiết lạnh sẽ gây khó thở do gây áp lực lên phổi. Đối với những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), không khí lạnh gây cho phổi các cơn co thắt, dẫn đến hen suyễn, tức ngực. Mỗi người cần phải cách chăm sóc sức khỏe bằng cách bảo vệ bản thân khỏi gió lạnh, chất gây dị ứng, ăn các thực phẩm bổ dưỡng.
Che kín mũi miệng, cổ và tai khi ra ngoài
Bạn nên sử dụng khăn quàng cổ, mũ len che tai, giữ ấm khi đi ra ngoài trời. Tránh để không khí lạnh tiếp xúc những vùng nhạy cảm như tai, mặt, cổ, mũi. Che miệng và mũi bằng khăn quàng cổ hoặc khẩu trang làm ấm không khí xung quanh mũi, duy trì độ ẩm.
Thở bằng mũi
Thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng. Kết hợp thở bằng mũi với che kín mặt khi ra ngoài giúp phòng ngừa tức ngực, khó thở và co thắt phế quản do cảm lạnh.
Hạn chế tập thể dục ngoài trời
Tập thể dục ngoài trời lúc lạnh có thể gây khó thở do hoạt động thể chất làm tăng hoạt động hô hấp. Điều này dẫn đến cảm giác căng cứng, nóng rát, thở khò khè. Người không mắc bệnh phổi tập thể dục ngoài trời khi nhiệt độ xuống thấp, kéo dài hơn 30 phút, có thể gặp triệu chứng tương tự. Khi trời bớt lạnh, người bệnh có thể mặc quần áo giữ ấm, cung cấp đủ nước và giảm cường độ hoặc thời gian tập luyện. Nếu hụt hơi nên dừng lại, lấy lại bình tĩnh và chờ nhịp thở trở lại bình thường.

Uống đủ nước
Không khí cả bên ngoài và bên trong nhà đều khô hơn khi trời chuyển lạnh, khiến cơ thể mất nước nhanh hơn. Uống đủ nước làm loãng cho chất nhầy và đờm, từ đó bảo vệ mũi và phổi.
Ngoài nước lọc, các loại trà thảo dược nóng hoặc ấm, nước chanh, mật ong nguyên chất cũng có thể làm dịu đường thở, điều hòa hô hấp tốt hơn.
Giữ nơi ở sạch sẽ, thông thoáng
Ô nhiễm không khí có thể làm nặng thêm các triệu chứng ở người có vấn đề về hô hấp. Theo dõi dự báo và giữ cho nhà ở luôn sạch sẽ, không có bụi và các chất gây dị ứng khác ảnh hưởng đến hô hấp.
Sử dụng máy tạo độ ẩm
Độ ẩm thấp có thể làm khô đường hô hấp và khiến nó dễ bị nhiễm trùng hơn. Bạn nên cân nhắc sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà để độ ẩm dao động trong khoảng từ 40% đến 70%, giúp ngăn ngừa viêm phổi. Và bạn nhớ làm sạch thiết bị thường xuyên để vi khuẩn và nấm mốc không tích tụ và thải vào không khí.

Ăn đủ chất
Một chế độ ăn uống cân bằng giúp tăng cường chức năng của phổi. Người dung nạp đủ chất xơ có phổi hoạt động tốt hơn. Các loại thực phẩm giàu chất xơ gồm: lúa mì nguyên cám, đậu nướng, hạt chia, hạt quinoa, lê và bông cải xanh. Trái cây màu đỏ, xanh như việt quất, dâu tây giàu flavonoid (gọi là anthocyanin) chứa chất chống oxy hóa mạnh tốt cho hệ hô hấp.
Bên cạnh chất xơ, omega-3, protein, các khoáng chất.. là những chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì cơ hô hấp khỏe mạnh. Việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh không phức tạp. Mỗi người nên chọn bữa ăn bổ dưỡng với nguyên liệu mất ít thời gian chuẩn bị nhưng vẫn đủ chất dinh dưỡng./.


Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai thời gian qua đã tiếp nhận và điều trị cho không ít các trường hợp trẻ tự gây thương tích cho bản thân. Theo các bác sĩ: trước và sau mỗi kỳ thi quan trọng, tình trạng trẻ tự gây thương tích nhập viện có xu hướng gia tăng.
Một trung tâm trị liệu tại Seoul, Hàn Quốc đang thu hút sự chú ý với phương pháp độc đáo - sử dụng cám gạo lên men kết hợp với thảo dược để tạo nhiệt, giúp giảm đau nhức cơ thể và căng thẳng.
Khi thời tiết giao mùa, độ ẩm không khí thay đổi thất thường sẽ dễ khiến thức ăn ôi thiu, gây ngộ độc thực phẩm.
Bộ Y tế kêu gọi các địa phương đẩy mạnh tiêm chủng, đặc biệt là tiêm vét vắc xin sởi và khuyến khích người dân tiêm vắc xin phòng cúm.
Cùng nhau rèn luyện, nâng cao thể lực, sức khỏe dẻo dai và sống vui, sống có ích là “phương châm hành động” của các thành viên Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời quận Hà Đông, Hà Nội.
Báo cáo từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội đang có xu hướng gia tăng. Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp bảo vệ sức khỏe trước tình trạng ô nhiễm không khí, đồng thời xem xét phương án cho học sinh tiểu học, mẫu giáo nghỉ học, tránh ảnh hưởng sức khỏe.
0