Nhu cầu nhà ở xã hội lớn nhưng vẫn ít nguồn cung
Trong tình cảnh chung thiếu nguồn cung của thị trường BĐS, phân khúc nhà ở xã hội (NƠXH) phục vụ nhu cầu của nhóm người thu nhập thấp tại thủ đô cũng thiếu nguồn cung nghiêm trọng.
Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2025, Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng mới khoảng 1,25 triệu mét vuông sàn NƠXH. Nhưng đến nay khi đã đi qua được một nửa quãng thời gian triển khai thực hiện, toàn thành phố mới chỉ có 5 dự án NƠXH được hoàn thành với khoảng 345.000m2 sàn và đạt 27,6% mục tiêu đề ra.

Như vậy trong vòng hai năm nữa phải xây dựng thêm gần 900.000m2 sàn NƠXH là thách thức vô cùng lớn. Để phát triển nhà ở xã hội tại thủ đô, được biết TP. Hà Nội đã có kiến nghị với Chính phủ cho phép xây dựng các khu NƠXH tập trung. Đây cũng là định hướng khi thực hiện điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và trong đó có thể bố trí những khu nhà ở xã hội tập trung với diện tích lên tới 200 - 300ha.
Các chuyên gia cũng cho rằng để phát triển NƠXH phù hợp với nhu cầu thực tế của từng địa phương cần phải đưa nội dung này vào từ khi lập phê duyệt Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Vướng mắc lớn nhất hiện nay là vấn đề liên quan đến pháp lý khi cả nước vẫn đang phải chờ Quốc Hội thông qua các văn bản pháp lý sửa đổi quan trọng (trong đó có Luật Đất đai sửa đổi). Vì vậy các chuyên gia cho rằng trong khoảng thời gian phải chờ, chính quyền Hà Nội cần gấp rút thực hiện giải pháp giúp cho các dự án nhà ở đang bị ách tắc về pháp lý, nguồn vốn được tái khởi động trở lại. Hạn chế cấp phép cho những dự án nhà ở thương mại để ưu tiên quỹ đất cho dự án NƠXH. Đồng thời đẩy mạnh triển khai công tác cải tạo và xây dựng lại chung cư cũ. Bên cạnh đó các thủ tục hành chính cũng cần được tinh giảm giúp cho các dự án nhà ở xã hội và nhà ở công nhân sớm được triển khai.

Ông Hà Quang Hưng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản – Bộ Xây dựng cho biết: “Hiện nay cũng có một số vấn đề vẫn còn "vênh" nhau và chưa thống nhất. Thứ hai là việc thực hiện các thủ tục hành chính cụ thể ở dưới các địa phương (hầu như phân cấp cho địa phương chưa được đẩy mạnh) và đó thuộc trách nhiệm của các địa phương”.
Vấn đề quan trọng nhất trước mắt đối với công tác phát triển nhà ở là phải tập trung vào sản phẩm nhà ở giá rẻ và gắn với nhu cầu sử dụng thực tế của người dân. Thành phố nên quyết liệt hơn nữa việc thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án xây dựng nhà ở, nếu những vấn đề vượt thẩm quyền thì chủ động xin cơ chế đặc thù. Cùng với đó Quốc hội, Chính phủ cần nghiên cứu cho phép Hà Nội những cơ chế đặc thù trong phát triển nhà ở, nếu không thì mục tiêu phát triển nhà ở của TP. Hà Nội sẽ khó thành hiện thực. Tin tưởng thời gian tới khi Luật Nhà ở 2014 sửa đổi và Luật thủ đô sửa đổi được thông qua có hiệu lực, doanh nghiệp nhà đầu tư sẽ được hỗ trợ tích cực hơn. Từ đó gỡ các “nút thắt” giúp đẩy nhanh lộ trình triển khai các dự án nhà ở và nhà ở xã hội.


Quận Đống Đa đã công khai lấy ý kiến của cộng đồng đối với đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo các khu tập thể: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng và Hào Nam.
Thành phố Hà Nội đấu giá quyền sử dụng đất được khoảng 6.860 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2025, đạt 34% chỉ tiêu thu từ đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025.
Huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội) đã đấu giá thành công 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m².
Theo quy định, không phải tất cả các trường hợp giao dịch về nhà ở đều bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ).
UBND thành phố Hà Nội sẽ chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tập trung xử lý các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trong quý II và quý III năm nay.
Theo quy định của Luật Nhà ở 2023, giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận (sổ đỏ) thuộc một trong các trường hợp sau:
0