NHNN TP.HCM: 'Xếp hàng mua vàng là không cần thiết'
Những thông tin kể trên là nội dung khuyến cáo mới nhất liên quan đến công tác điều hành thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM.

Trong công văn gửi các cơ quan ban ngành ngày hôm nay 14/6, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM nhấn mạnh, người dân chỉ được thực hiện mua, bán vàng miếng SJC tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Việc kinh doanh mua, bán vàng miếng khi không có giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng và mua, bán vàng miếng tại tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 88/2019.
Trao đổi với Đài Hà Nội, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP. HCM cho biết, các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật về giấy phép hoạt động; giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ; cơ sở vật chất và phương án kinh doanh an toàn; giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng; chứng từ hóa đơn; nguồn gốc xuất xứ sản phẩm; chất lượng sản phẩm và công khai niêm yết giá.
Hoạt động đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật và công khai minh bạch không chỉ là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, mà còn phòng ngừa, hạn chế rủi ro do sai phạm, do liên quan tội phạm làm hàng nhái, hàng giả, buôn lậu và trốn thuế.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM tiếp tục khuyến cáo, vàng với tính chất là tài sản tài chính biến động, gắn liền với nhiều yếu tố của thị trường, người dân cần cân nhắc và thận trọng trong việc mua vàng, trong đầu tư vàng để tránh rủi ro do giá vàng biến động.
Giá vàng miếng SJC ngày hôm nay ghi nhận phiên thứ 6 liên tiếp “bất động”, hiện vẫn ở mức 76,98 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn tăng nhẹ, 72,9-74,5 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giá vàng quốc tế sáng nay ở mức 2.302 USD/ounce, giảm 18 USD so với trước đó. Hiện tại, giá vàng trong nước đang cao hơn quốc tế khoảng 6 triệu đồng.
Việt Nam hiện có khoảng 10.000 cửa hàng kinh doanh vàng bạc, đá quý. Tính đến hết năm 2022, cả nước có 5.935 doanh nghiệp được cấp phép sản xuất, kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ, trong đó, số doanh nghiệp lớn chiếm tỉ trọng dưới 2%. Các doanh nghiệp lớn có thể kể đến như: DOJI, SJC, PNJ, Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn Kim Tín, vàng bạc đá quý Huy Thành, Bảo Tín Mạnh Hải… |


Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.
Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.
Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.
Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
0