Nhịp sống trên phố thuốc Đông y

Giữa lòng phố cổ Hà Nội nhộn nhịp, hương thảo dược phảng phất đã khiến cho con phố Đông y Lãn Ông, quận Hoàn Kiếm như một nốt trầm mang đậm dấu ấn thời gian.

Phố thuốc Đông y Lãn Ông tuy chỉ là một con phố nhỏ nhưng lúc nào cũng nhộn nhịp từ sáng sớm với tiếng dao cầu cắt thuốc, tiếng chày giã thuốc và thoang thoảng hương thơm dịu ngọt của những thang thuốc bắc từ bao năm nay.

Mới 7h sáng, con phố này đã khá nhộn nhịp. Các hàng bán thuốc hầu như đều đã mở cửa. Nhà ông Nguyễn Kim Bảng cũng có thói quen làm việc từ sớm, vì những đơn hàng của khách đang chờ được mang đi. "Con phố này đã thay đổi nhiều. Ngày xưa họ bán thuốc từ đầu phố đến cuối phố, nhưng bây giờ chỉ còn vài nhà giữ được nghề truyền thống. Thế hệ tôi chỉ còn hai nhà là hiệu thuốc gia truyền", ông Bảng cho biết.

Là gia đình có đến 5 đời làm nghề thuốc gia truyền, cũng là dòng họ đến lập nghiệp đầu tiên trên con phố này, ông Bảng luôn rất tự hào với nghề truyền thống của ông cha để lại. Anh Nguyễn Kim Khánh, con trai ông Bảng chia sẻ rằng, gia đình anh vẫn bào chế thuốc bằng những con dao thủ công đã gắn liền với y học từ bao đời này. Đặc biệt với những loại thảo dược như linh chi, theo anh Khánh, chỉ dao cầu mới thái được.

Dù đã có nhiều máy móc hỗ trợ, nhưng các hàng thuốc gia truyền nhiều đời trên con phố Lãn Ông vẫn giữ một số công đoạn làm thuốc theo lối thủ công xưa.

Bà Nguyễn Thị Mẫn (phố Lò Rèn, quận Hoàn Kiếm) là bạn học với ông Bảng từ nhỏ. Tuy hiện giờ đang ở nước ngoài, nhưng năm nào về nước, bà cũng sang thăm ông bạn để hàn huyên và cũng tiện để bắt mạch kiểm tra lại sức khỏe. Bà Mẫn chia sẻ: "Tôi có dùng thuốc Tây, nhưng thuốc Đông y của Việt Nam rất tốt, nên hàng năm tôi vẫn đi bắt mạch ở nhà bạn tôi".

Theo định kỳ, ông Nguyễn Mạnh Hùng (quận Bắc Từ Liêm) thường lên phố Lãn Ông mua thuốc bổ để biếu bố vợ. Qua quá trình sử dụng, ông Hùng cho biết, sức khoẻ của bố vợ ông được cải thiện khá tốt, nên ông vẫn duy trì cắt thuốc Đông y cho bố vợ. Không có quá nhiều am hiểu về thuốc Đông y nên ông Hùng chỉ tin tưởng sử dụng thuốc ở các tiệm gia truyền.

7h30 sáng, phố Lãn Ông càng nhộn nhịp hơn. Các hàng thuốc bận rộn bán hàng, đóng thuốc, chế biến thuốc theo đơn của khách hàng. Vì thời tiết khá lạnh nên mẹ con bà Trần Thị Tuyết Mai ra cửa hàng muộn hơn mọi khi. Tuy vậy, mới vửa mở cửa, hàng thuốc nhà bà đã đón ngay khách vào mua hàng. Về làm dâu đã lâu, ngày nào chị Bùi Thị Hân cũng đưa mẹ đến cửa hàng và được bà Mai tận tình hướng dẫn cách bốc thuốc, chia thuốc theo từng đơn và thể trạng của người bệnh.

Trong nhịp sống hối hả của thời đại, phố Lãn Ông vẫn giữ được phần nào đó những giá trị cổ truyền đã tồn tại qua nhiều thập kỷ. Đặc biệt hơn nữa, con phố này vẫn là nơi những vị lương y miệt mài nối tiếp truyền thống cha ông, hàng ngày mang đến những thang thuốc quý để giúp người thêm mạnh khỏe, giúp đời thêm tươi đẹp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Con phố sách cũ trên đường Láng (Hà Nội) là chốn thân quen của nhiều người, nơi chứa đựng những câu chuyện riêng, khiến cho tâm hồn của họ luôn được rộng mở.

Bên cạnh di sản kiến trúc, lịch sử, Hoàn Kiếm còn là cái nôi của một di sản đặc biệt - di sản ẩm thực, hội tụ của sự tinh tế.

Rau muống xào tỏi của Việt Nam vinh dự xếp hạng thứ 24 trong danh sách 100 món rau ngon nhất thế giới của chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas, với số điểm 4,3/5 sao.

Những ngày khô lạnh ít ỏi của đợt rét tháng Ba rất nhanh sẽ đi qua, để sớm mai, một mùa hè rực rỡ bừng tỉnh.

Với khát khao gìn giữ "hơi thở" của the lụa từng vang danh, nghệ nhân Lê Đăng Toản (Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình không ít gian nan.

Hơi thở của cuộc sống hiện đại trong âm nhạc đường phố nhiều năm nay đã mang đến cho không gian hồ Gươm một góc nhìn vô cùng mới mẻ, lôi cuốn và hấp dẫn mọi du khách mỗi dịp cuối tuần.