Nhìn ra thế giới (ngày 04/02/2023)

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vừa có chuyến thăm tới Ai Cập, Israel và Palestine từ ngày 29 - 31/1, nhằm kêu gọi Israel và Palestine thực hiện các biện pháp khẩn cấp để lập lại hòa bình ở Trung Đông. Chuyến công du của ông Blinken diễn ra trong bối cảnh xung đột Israel-Palestine đang ở thời điểm căng thẳng nhất trong nhiều năm qua với các vụ bạo lực xảy ra liên tiếp tại Bờ Tây và Jerusalem làm hàng chục người thiệt mạng. Chuyến thăm Trung Đông của Ngoại trưởng Mỹ đã được lên kế hoạch từ trước nhằm mục tiêu xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với chính phủ cánh hữu mới của Israel. Tuy nhiên, căng thẳng tại khu vực đột ngột bùng phát đã khiến tầm quan trọng của chuyến thăm được nâng lên mức độ mới.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạo ra một cú sốc lớn đối với thương mại toàn cầu. Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", ông Trump áp đặt hàng loạt mức thuế cao lên hàng hóa nhập khẩu, nhằm bảo vệ và thúc đẩy sản xuất nội địa, bù đắp khoản thâm hụt nợ công của Mỹ. Sâu xa hơn, Mỹ muốn dùng công cụ thuế để gây sức ép, buộc các đối tác thương mại phải đàm phán lại theo hướng có lợi hơn cho Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch áp thuế thương mại toàn diện từ 10%, cao nhất tới 50%, đối với các đối tác thương mại của Mỹ. Động thái này vấp phải sự chỉ trích của nhiều quốc gia và khu vực, gây lo ngại về nguy cơ leo thang cuộc chiến thương mại toàn cầu nếu các đối tác thương mại của Mỹ quyết định thực hiện các biện pháp đáp trả.

Tương lai thỏa thuận đất hiếm giữa Mỹ và Ukraine tiếp tục mờ mịt khi cả hai bên đều cáo buộc nhau gây khó dễ cho nhau. Trong khi Mỹ cáo buộc Ukraine đang cố gắng rút khỏi thỏa thuận, Ukraine cũng nhiều lần chỉ trích việc Mỹ liên tục thay đổi các điều khoản. Tương lai của thỏa thuận này đi đến đâu đang là một câu hỏi lớn.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ngày 2/4 sẽ áp thuế quan có đi có lại (hay còn gọi là thuế đối ứng) với tất cả các quốc gia, dập tắt hy vọng rằng chỉ những nền kinh tế có sự mất cân bằng thương mại lớn nhất với Mỹ mới bị nhắm mục tiêu. Chính phủ các nước khẩn trương áp dụng các biện pháp khác nhau để ứng phó, như thúc đẩy kinh tế trong nước, tìm kiếm các đối tác mới, tìm cách thuyết phục ông Trump thay đổi ý định.

Myanmar đang đối mặt với một trong những thảm họa tự nhiên nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua, khi trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra hôm 28/3 gây ra những thiệt hại nặng nề. Hạ tầng bị tàn phá nghiêm trọng đang cản trở nỗ lực cứu hộ, trong khi người dân tại các khu vực bị ảnh hưởng đang rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn.

Ngày 28/3, một phái đoàn Mỹ do Phó Tổng thống JD Vance dẫn đầu đã có chuyến thăm đến đảo Greenland, vùng lãnh thổ tự trị thuộc Đan Mạch, bất chấp sự phản đối của chính quyền và người dân địa phương. Chuyến thăm đã gây căng thẳng ngoại giao giữa chính quyền Copenhagen và Nhà Trắng.