Nhìn lại kỳ thi tốt nghiệp cuối cùng theo chương trình 2006
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra trong ba ngày, từ 26 - 28/6. Cả nước có hơn một triệu thí sinh đăng ký dự thi với hơn 2.300 điểm thi và hơn 45.000 phòng thi. Thí sinh hoàn thành bốn bài thi: Toán, Ngữ Văn, Tổ hợp Khoa học Tự nhiên hoặc Tổ hợp Khoa học Xã hội và Ngoại ngữ.
Dự kiến, các hội đồng thi sẽ công bố kết quả thi đồng thời vào ngày 17/7; xét công nhận tốt nghiệp THPT hoàn thành chậm nhất ngày 19/7.
Muộn nhất ngày 22/7, các Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố kết quả tốt nghiệp THPT. Việc in và gửi giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh hoàn thành muộn nhất ngày 23/7.

Ngay trước kỳ thi, thông tin lộ đề Ngữ văn lan truyền trên một số nhóm, diễn đàn. Ngay sau buổi thi Ngữ văn, việc đề thi trùng với một số suy đoán càng dấy lên nghi vấn đó.
Nhưng theo Ban Chỉ đạo cấp Quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, đề thi được bảo mật tuyệt đối. Số lượng tác phẩm văn học trong chương trình hiện hành và phạm vi ra đề là có giới hạn. Do đó, việc suy đoán đúng tên tác phẩm, tác giả được sử dụng trong đề thi là ngẫu nhiên và có thể xảy ra. Tuy nhiên, đề thi sử dụng toàn bộ tác phẩm hay một phần tác phẩm hoặc một phần cụ thể nào của tác phẩm cũng như yêu cầu (lệnh hỏi) đối với thí sinh là hoàn toàn khác biệt so với suy đoán trước đó.

Đây là kỳ thi cuối cùng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006, khép lại chặng đường 18 năm để mở ra kỳ thi theo chương trình mới vào năm 2025.


Nhiều trường đại học tại Hà Nội đã công bố mức học phí dự kiến cho năm học 2025-2026, với mức thu dao động từ 18-128 triệu đồng mỗi năm, đa phần tăng so với năm trước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất Quốc hội dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi nội dung: Học sinh tốt nghiệp cấp 2 chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng. Sự thay đổi này phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp và xu thế quốc tế.
Từ khóa “tự học” và “học suốt đời” được nhấn mạnh như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”.
Trong môi trường giáo dục, quyết định kỷ luật có thể mang lại động lực cho học sinh, nhưng ngược lại cũng có thể làm các em xấu hổ, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Kỷ luật nên xuất phát từ tình yêu thương, sự bao dung và tôn trọng học trò, không làm tổn thương các em.
5 trường THCS chất lượng cao ở Hà Nội thu học phí lớp 6 từ 3,6-5,78 triệu đồng một tháng, tương đương nhiều trường tư.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, Sở Nội vụ và UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025, vào sáng 11/5.
0