Nhiều ý tưởng đột phá xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)

Bằng sự tâm huyết, trách nhiệm, rất nhiều cá nhân, tổ chức, cơ quan và tầng lớp nhân dân đã đề xuất những ý tưởng đột phá, giải pháp sáng tạo cho Luật Thủ đô (sửa đổi).

Đến nay, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã hoàn thiện, vừa được Quốc hội khóa XV đưa ra thảo luận, đóng góp thêm ý kiến tại Kỳ họp thứ 7. Quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) cho thấy sự đồng hành của Quốc hội, Chính phủ, sự tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý và các tầng lớp nhân dân với tinh thần “cả nước vì Hà Nội, cùng Hà Nội”.

Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam là một trong những thành viên tham gia xây dựng dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi từ những ngày đầu triển khai vào năm 2021. Trong quá trình xây dựng Luật, có một thời gian khá dài xảy ra dịch Covid - 19, các thành viên Ban soạn thảo và Tổ Biên tập phải làm việc trong điều kiện phòng chống dịch rất khắt khe. Nhưng với sự nhiệt tình, trách nhiệm và quyết tâm họ đã đóng góp nhiều nội dung quan trọng cho dự thảo Luật.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XV cũng là người đã đồng hành cùng quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) ngay từ những ngày đầu. Trực tiếp góp ý tại các kỳ họp, cũng như trao đổi bên hành lang Quốc hội, bà Nguyễn Phương Thủy luôn quan tâm đến việc hoàn thiện bộ máy chính quyền đô thị tại Hà Nội tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn.

Rất nhiều cá nhân, tổ chức, cơ quan và tầng lớp nhân dân đã đề xuất nhiều ý tưởng đột phá, giải pháp sáng tạo cho Luật Thủ đô (sửa đổi).

Quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có sự đồng hành, ủng hộ, tham gia góp ý, tư vấn, phản biện rất tâm huyết và trách nhiệm của đội ngũ nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước. Để Luật có tính thực tiễn cao, tầng lớp nhân dân đều đã được tham gia, đóng góp ý kiến. Đây cũng chính là đối tượng sẽ chịu sự tác động, cũng như được thụ hưởng các chính sách ưu việt của Luật Thủ đô (sửa đổi).

Cho đến nay, Bộ Tư pháp đã tổ chức trên 30 cuộc hội thảo, hàng trăm cuộc họp, cuộc làm việc để xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Quá trình giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã tổ chức hàng chục cuộc họp, hội thảo trước khi dự thảo Luật được đưa ra trình Quốc hội. Bằng sự tâm huyết, trách nhiệm, rất nhiều cá nhân, tổ chức, cơ quan và tầng lớp nhân dân đã đề xuất nhiều ý tưởng đột phá, giải pháp sáng tạo cho Luật Thủ đô (sửa đổi).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đường Vành đai 3,5 đoạn qua huyện Hoài Đức đang được nhà thầu thi công hoàn thiện sau khi nhận đủ mặt bằng, dự kiến hoàn thành trong năm nay.

6 cầu vượt sông Hồng mà UBND Hà Nội lên kế hoạch khởi công trong năm nay bao gồm: Hồng Hà, Mễ Sở, Thượng Cát, Trần Hưng Đạo, Vân Phúc, Ngọc Hồi.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 20/5. Với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Quận Hoàn Kiếm đã tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt và triển khai việc lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 vào sáng 20/5.

Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình “Thanh niên Công an Thủ đô gương mẫu đi đầu trong đào tạo và làm chủ khoa học công nghệ, vững bước tiến vào kỷ nguyên số”, vào sáng 20/5.

Đoàn đại biểu Thành phố Hà Nội đã tổ chức chuyến đi về nguồn, dâng hương tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.