Nhiều vướng mắc khi chuyển đổi nhà tái định cư sang NƠXH
Nhà tái định cư, nhà ở sinh viên, xây dựng bằng ngân sách, chịu sự quản lý theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Do vậy, khi chuyển đổi sang nhà ở xã hội để bán sẽ phải xác định giá trị tài sản, lên đơn giá làm cơ sở định giá.
Trong khi đó, tổ chức nào có trách nhiệm, thành phần tham gia ra sao, việc xác định và thẩm tra như thế nào… chưa có quy định rõ ràng.
Một khó khăn khác dễ nhìn thấy là diện tích xây dựng. Theo qui định, nhà ở xã hội có tiêu chuẩn xây dựng không quá 70m2. Trong khi 70% căn hộ tái định cư hiện nay có diện tích lớn hơn.

Ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty Lê Thành, cho biết: "Nhà ở xã hội có diện tích từ 25 đến 70m2 nhưng những căn hộ này 70 % là diện tích hơn 70m2, vậy khi chuyển về nhà ở xã hội có phù hợp với luật hay không?
Kế tiếp là thành phố cũng nên dự trữ dự phòng một số quỹ nhà để khi thực hiện các dự án trong tương lai về giải tỏa đền bù tái định cư, có quỹ nhà sẵn để đẩy nhanh tiến độ mà thực hiện các dự án".

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp tội BĐS Việt Nam, cho rằng: ''Một dự án nhà tái định cư sau khi đã hoàn thành 12 tháng mà không đưa vào sử dụng được thì nên có qui định được chuyển đổi mục đích sử dụng sang nhà ở xã hội.''

Thống kê cho thấy Hà Nội hiện có khoảng 4.000 căn hộ thuộc nhiều dự án tái định cư, nhà sinh viên… bị bỏ hoang, hoặc không có người dân về ở, gây ra sự lãng phí lớn.
Tuy nhiên, chính sách và các thủ tục là nguyên nhân khiến việc chuyển đổi mục đích sử dụng sang nhà ở xã hội của các khu nhà này, dù nhận sự đồng thuận cao, nhưng kết quả không khả quan.

KTS Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội, cho rằng: "Việc chuyển vốn ngân sách thì có một quy trình khá chặt chẽ và phức tạp cho nên cũng không thể nào dễ dàng chuyển đổi được. Nếu mà dễ quá thì sẽ rất dễ để nhiều nhóm lợi ích tham gia vào. Chúng ta hãy làm thử nghiệm từ quy mô nhỏ".


Sở Tài chính Hà Nội vừa công bố thông báo lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu đối với khu đô thị cao cấp tại huyện Mê Linh với tổng mức đầu tư gần 15.000 tỷ đồng, quy mô dân số khoảng 21.000 người.
Loạt dự án khu đô thị tại Hòa Bình, Hưng Yên, Hải Dương với mức đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng đang mời gọi các nhà đầu tư tham gia đấu giá, đấu thầu.
Chính phủ đề xuất mở rộng các trường hợp miễn, giảm tiền sử dụng đất và tiền thuê đất theo khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai năm 2024, đồng thời giảm 30% tiền thuê đất năm 2025, qua đó giúp lĩnh vực bất động sản xanh có những chuyển dịch tích cực.
Cùng với kế hoạch giải ngân 100% vốn đầu tư công, gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số sẽ là yếu tố then chốt khích lệ tâm lý đầu tư vào bất động sản.
Những tuyến đường mới thông xe ở Thủ đô không chỉ rút ngắn thời gian di chuyển mà còn trở thành "đòn bẩy" thúc đẩy thị trường bất động sản, đặc biệt ở khu vực phía Tây.
Mô hình lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng (TOD) làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị sẽ là tương lai phát triển của thị trường bất động sản.
0