Nhiều vỉa hè ở Hà Nội bị chiếm dụng
Dọc các tuyến phố thuộc phường Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ, hay các khu phố cổ quận Hoàn Kiếm, phường Cống Vị (quận Ba Đình), thật không khó để bắt gặp hình ảnh người dân đi bộ xuống lòng đường. Chị Nguyễn Thị Huệ sinh sống và làm việc tại phố Kim Mã Thượng (phường Cống Vị, quận Ba Đình) cho biết, dù vỉa hè có rộng đi chăng nữa thì vẫn không thể đủ chỗ cho người đi bộ đi qua, vì đa phần các hàng quán nghiễm nhiên chiếm dụng và cho rằng đấy là phần đường của họ.
Việc sử dụng lòng đường, vỉa hè được quy định tại Phần III - Thông tư 04/2008/TT-BXD nêu rõ "Không một ai có sổ đỏ trên vỉa hè". Tuy nhiên, về phía những người kinh doanh, họ lại có muôn vàn những lý do khác nhau để lý giải cho việc buộc phải kinh doanh trên vỉa hè.
TS. Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, diện tích giành cho người đi bộ hiện nay còn thiếu rất nhiều và điều này cũng sẽ gây một phần áp lực lên giao thông đô thị. Chính vì vậy, cần có những giải pháp quyết liệt để ngăn chặn tình trạng lấn chiếm này.
Mục đích thiết kế ban đầu về cơ sở hạ tầng giao thông là vỉa hè có nhiệm vụ cung cấp một lối đi riêng cho người đi bộ dọc trên các tuyến đường, tách biệt với các phương tiện cơ giới khác; còn lòng đường phục vụ cho nhu cầu lưu thông của các phương tiện tham gia giao thông. Với việc đô thị hoá khi cơ sở hạ tầng chưa thực sự đáp ứng đủ, do đó cần có bài toán giải quyết tổng thể giữa cơ quan chức năng và người dân. Nếu không, nhiều vỉa hè, lòng đường trên địa bàn vẫn sẽ liên tục bị lấn chiếm nhiều trong những năm tới.


Phong trào "Ba đảm đang" đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình nhưng những giá trị tinh thần và hiệu quả to lớn của cuộc vận động này vẫn giữ nguyên và trở thành truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký Công điện số 02 của UBND TP Hà Nội ngày 05/3/2025 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội có 4 phòng chức năng gồm 3 phòng nghiệp vụ và Văn phòng.
Một băng nhóm có hành vi bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản đã bị triệt phá vào ngày 6/3, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” là một cao trào cách mạng sôi nổi, tràn đầy nhiệt huyết của phụ nữ miền Bắc, là mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam và cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời đại
Ban Chấp hành Đảng bộ UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất trong sáng 6/3.
0