Nhiều trường THCS thi đánh giá năng lực để tuyển sinh
Hoạt động khảo sát không chỉ giúp nhà trường đánh giá năng lực học sinh mà còn phản ánh nhu cầu lớn từ phía phụ huynh. Không còn là những kỳ thi thông thường, các bài đánh giá năng lực ngày nay đòi hỏi tư duy, sáng tạo và khả năng ứng biến linh hoạt từ những học sinh chỉ mới 11 tuổi. Cuộc đua vào lớp 6 tại các trường THCS trọng điểm ở Hà Nội đang “nóng” hơn bao giờ hết, đặc biệt là tại các trường trung học cơ sở chất lượng cao. Riêng tại Trường THCS Lương Thế Vinh, vào sáng 13/4 đã có hơn 4.000 thí sinh dự thi để tranh 600 chỉ tiêu đầu vào; tỷ lệ chọi lên tới 1 chọi gần 7.
Bài khảo sát theo yêu cầu đầu vào của Trường THCS Lương Thế Vinh gồm ba phần, tập trung đánh giá khả năng tư duy ngôn ngữ Tiếng Việt, Tiếng Anh, thời gian 60 phút và tư duy logic, 30 phút, được xây dựng dựa trên chương trình giáo dục cấp tiểu học, trọng tâm là lớp 5. Thí sinh thực hiện bài khảo sát trực tiếp trên máy tính, dưới sự hướng dẫn của giám thị.
Anh Bùi Mạnh Cường, phụ huynh một học sinh cho hay: “Gia đình cũng cho con thực hành ôn tập và thi ở trên máy trước rồi nên mình thấy rằng đây là một hình thức rất là hay, cải thiện được khá nhiều về mặt thời gian cho các con ôn thi".
Năm học 2025 - 2026, Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh áp dụng phương thức xét tuyển kết hợp giữa kết quả học tập bậc tiểu học và bài kiểm tra khảo sát đánh giá năng lực, được thực hiện trực tiếp trên máy tính tại trường.
Bà Văn Quỳnh Giao, Phó hiệu trưởng Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (Cơ sở Tân Triều) cho biết: “Kiểm tra khảo sát đánh giá năng lực có ưu điểm hơn với kiểm tra viết là thi trên máy và máy sẽ chấm điểm, cho nên khi các con làm bài xong, nộp bài xong thì máy có thể quét được kết quả rồi. Nhưng chúng tôi sẽ dự kiến khoảng từ 3 đến 5 ngày sẽ công bố điểm cho các con".
Theo thống kê, hàng năm, nhiều trường THCS ở Hà Nội nhận được sự quan tâm của phụ huynh như THCS Ngoại ngữ, Cầu Giấy, Thanh Xuân đều có tỷ lệ chọi rất cao, thậm chí lên tới 1/20. Các trường THCS này có thể đánh giá trực tiếp học sinh khi xét tuyển vào lớp 6 thông qua hình thức hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm.
Liên quan đến công tác tuyển sinh đầu cấp, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh, đến việc ứng dụng công nghệ thông tin và công tác ra đề thi nhằm đảm bảo công bằng, minh bạch và phù hợp với xu hướng phát triển.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đăng ký tuyển sinh vào lớp 6 sẽ thực hiện theo hình thức trực tuyến. Tại Hà Nội, việc đăng ký tuyển sinh trực tuyến là yêu cầu với các trường công lập và tư thục nhằm chấm dứt hoàn toàn cảnh phụ huynh học sinh phải xếp hàng nộp hồ sơ.


Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tích cực xây dựng dự thảo Đề án từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học giai đoạn 2025-2035, tầm nhìn đến năm 2045. Chuyển đổi số trong dạy và học tiếng Anh được xem là một trong những cách để phổ cập môn học này.
Chủ đề: Phân tích dạng bài sắp xếp và luyện tập. Giáo viên Nguyễn Thị Thu Hằng, Trường THPT Phan Đình Phùng.
Thay vì thi tuyển, nhiều trường THCS tại Hà Nội đã áp dụng hình thức xét tuyển kết hợp đánh giá năng lực để tuyển thí sinh vào lớp 6, năm học 2025 - 2026.
Bộ GD-ĐT hướng đến việc hướng dẫn tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đối với THCS và THPT với những trường đủ điều kiện nhằm thực hiện việc khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đúng với chủ trương của Chương trình phổ thông 2018 và Luật Giáo dục.
Phụ huynh, học sinh lưu ý, việc lựa chọn trường THPT cần dựa trên năng lực, kết quả điểm khảo sát của học sinh, điểm chuẩn những năm gần đây của các trường THPT mong muốn.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 được Sở GD&ĐT Hà Nội giao cho các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDTX) là 270 lớp với 12.080 học viên.
0