Nhiều trường hợp nhiễm độc kiến ba khoang phải nhập viện

Vài tuần trở lại đây, kiến ba khoang xuất hiện nhiều tại các nhà dân vào mỗi tối, đặc biệt là các khu chung cư cao tầng. Các bệnh viện cũng đã ghi nhận những ca bệnh đến khám do vị viêm da, nhiễm độc bởi kiến ba khoang. Hiện đang là 'mùa' kiến ba khoang , nên người dân hết sức chú ý để tránh kiến đốt, gây nhiễm trùng toàn thân nghiêm trọng.

Các vết nhiễm đều có dấu hiệu ngứa rát, đỏ ửng khó chịu, vết nặng còn có mủ nước, hơi sốt nhẹ... đó là những triệu chứng bà Nguyễn Thị Dương ở quận Hoàng Mai gặp phải sau khi bị  kiến ba khoang đốt. Bà Dương cũng cho biết, cháu gái bà cũng bị kiến ba khoang đốt ở mắt, nhưng vì không nhận biết được đó là kiến ba khoang nên đã dùng tay dụi mắt, gây ra hiện tượng phồng rộp và loét mắt.

Bệnh viện Da liễu Trung ương những ngày gần đây tiếp nhận số bệnh nhân đến khám do bị kiến ba khoang "đốt"  gia tăng. Bệnh nhân tập trung nhiều ở các quận, huyện ven đô của Hà Nội. Nhiều trường hợp hai ba người trong cùng gia đình phải đi khám vì kiến ba khoang. Không ít trường hợp bị tổn thương nặng, đến viện khám, sau ba bốn ngày xuất hiện các vệt đỏ đầu tiên do độc tố của kiến ba khoang. Kiến ba khoang ưa thích ánh sáng đèn ban đêm, nên bay vào theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn… Đây là loại côn trùng nguy hiểm, độc tố trong kiến ba khoang mạnh gấp 12 - 15 lần nọc rắn hổ. Chất gây độc của kiến ba khoang có thể làm tổn thương da, gây đau rát, ngứa ngáy khó chịu, một số trường hợp có thể bị sốt, nổi hạch, biến chứng nhiễm trùng toàn thân- bác sĩ Nguyễn Thùy Linh – Bệnh viện da liễu Trung ương cho biết.

Vết tổn thưởng do zona thì mụn nước mọc thành chùm, khu trú; còn viêm da tiếp xúc do kiến khoang thường bệnh nhân thấy nóng rát trước sau đó thì xuất hiện rát đỏ, tổn thương đi theo thành từng vệt.

Vào thời điểm giao mùa, mưa nhiều là yếu tố thời tiết tăng kiến ba khoang xuất hiện. Ngoài ra, có thể do quá trình đô thị hóa, môi trường sống thay đổi, kiến vốn thường ở vùng đồng ruộng, cây mục, ao hồ, công trường xây dựng… nay xuất hiện nhiều hơn kéo theo việc tiếp xúc gây tổn thương cũng nhiều hơn. Bác sĩ Nguyễn Tiến Thành – Bệnh viện Da liễu TW cho biết, trong quá trình thăm khám gặp nhiều bệnh nhân không biết mình bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang, mà nghĩ do giời leo, zona nên tự ý dùng thuốc, hoặc dùng các phương pháp điều trị dân gian, điều này dễ khiến các tổn thương thêm nghiêm trọng.

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang thường khỏi nhanh trong vòng một tuần nếu xử trí đúng cách. Người bệnh cần rửa sạch vùng da tiếp xúc với kiến dưới vòi nước sạch, bằng nước muối sinh lý hoặc xà phòng, nếu thấy dị ứng, kích ứng da thì nên đến cơ sở y tế khám, không tự điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.

Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi, tăng 9 ca so với tuần trước đó; trong đó 20 ca mắc chưa tiêm vaccine phòng sởi, 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vaccine.

Ngày 18/11, Sở Y tế Đồng Nai ghi nhận trường hợp bé trai H.T.H (8 tuổi, ngụ thành phố Biên Hòa) tử vong do bệnh sởi. Đây là ca đầu tiên tử vong do bệnh này ở Đồng Nai trong năm 2024.

Trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó).

Khoảng 1/3 số ca nhiễm HIV mới ở Việt Nam là người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24. Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và người chuyển giới gia tăng đáng kể.