Nhiều thách thức khi di dời các trường đại học
Chỉ trên một đoạn ngắn ở phố Đê La Thành có đến hai trường đại học là Đại học Mỹ thuật công nghiệp và Đại học Văn hóa Hà Nội. Mật độ giao thông cao, quá tải trường lớp cho thấy việc di dời các trường đại học ra khỏi nội đô là cần thiết. Nhưng chủ trương này hiện đang giậm chân tại chỗ vì nhiều lý do.
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội là một trong 12 trường đại học nằm trong dự kiến di dời khỏi nội đô Hà Nội, để chuyển tới khu vực ngoại thành. Tuy nhiên, theo phân tích của đại diện trường, việc di dời là không cần thiết.
Ông Nghiêm Nam Hùng, Phó Trưởng phòng Hành chính - Quản trị, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, cho hay: “Cũng giống như các trường văn hoá nghệ thuật khác thì tôi thấy ở trong nội đô tuyển sinh sẽ thuận lợi và đạt yêu cầu hơn. Nếu như ra ngoại thành thì tuyển sinh sẽ rất khó khăn và ảnh hưởng đến sự phát triển của trường".
Theo thống kê, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 96 trường đại học, học viện và 33 trường cao đẳng, chiếm 1/3 số trường và 40% tổng số sinh viên cả nước.
Cách đây hơn 10 năm, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, Bộ Xây dựng đã đề xuất di dời 12 trường đại học, cao đẳng ra khỏi nội đô. Đến nay, mới có Trường Đại học Y tế Công cộng được di dời, 11 trường còn lại trong danh sách vẫn ở nguyên vị trí.
Ông Hoàng Minh Sơn - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết: “Các trường đại học có diện tích rất là chật hẹp. Mọi hoạt động liên quan tới phát triển, kể cả xây dựng cơ sở vật chất mới phục vụ đào tạo, rồi phát triển khoa học công nghệ, những diện tích hỗ trợ người học đều rất là thiếu. Điều này là một vấn đề nhức nhối từ lâu rồi. Chúng ta cần phải nhìn tới tương lai và cần phải mở rộng diện tích cho các trường đại học".
Nhiều nhà giáo dục và quy hoạch đô thị cho rằng di dời trường đại học ra khỏi nội đô không có nghĩa loại bỏ các trường đại học ở trung tâm, mà tiếp tục giữ lại cơ sở cũ làm nơi đào tạo chất lượng cao, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, khởi tạo; khu vực học tập của sinh viên được chuyển lên cơ sở 2.
KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam, chia sẻ: “Đây là một bài toán của quản trị đô thị, bài toán của chính sách, của chính quyền, của đại học. Bởi vì thực tế mà nói ở nước ngoài, người ta không bao giờ để trong trung tâm nội đô trống các trường đại học, bởi trường đại học chính là di sản gắn với sự hình thành của đô thị. Đó là chứng nhân của lịch sử, của văn hóa, của giáo dục”.
Vấn đề đặt ra, để di dời trường đại học ra khỏi nội đô, cần xây dựng khu đô thị đại học đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đồng bộ về cơ sở vật chất và công nghệ; khuôn viên học tập và sinh hoạt được thiết kế hiện đại, thoáng đãng, kết hợp giữa không gian tự nhiên và tiện nghi.


Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức trao bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia năm 2024 cho 412 trường học trên địa bàn thành phố.
Ngành giáo dục nhấn mạnh, việc ra đề thi tuyển sinh đầu cấp cần phù hợp với chuẩn đầu ra của chương trình, phù hợp với năng lực của học sinh và mục tiêu của các kỳ thi.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ yêu cầu các trường rà soát lại tổ hợp xét tuyển lạ, thiếu môn chính trong tổ hợp xét tuyển.
Tại Đại học Bách khoa Hà Nội, hoạt động giáo dục truyền thống cho sinh viên được triển khai với nhiều hình thức, khơi gợi tinh thần tự hào dân tộc, lòng yêu nước.
Đoàn công tác gồm hiệu trưởng các trường đại học của Bỉ do bà Elisaberh Degryse, Bộ trưởng, Thủ hiến Chính phủ Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp đã đến thăm và làm việc tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay sẽ có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia, tăng khoảng 400.000 em so với năm 2024.
0