Nhiều thách thức cho mục tiêu dân số và phát triển

Tuổi kết hôn tăng, giảm tỷ lệ kết hôn và xu hướng sinh con muộn là các yếu tố khiến Việt Nam có nguy cơ không đạt được mục tiêu duy trì mức sinh thay thế trên toàn quốc.

Việt Nam đã vượt mốc 100 triệu dân, là quốc gia đông dân thứ 3 ở Đông Nam Á và xếp thứ 15 thế giới, trong đó những người đang trong độ tuổi lao động chiếm hơn 66% tổng số dân.

Nhiều năm qua, bà Nguyễn Thị Đào Thanh (70 tuổi, ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) quanh quẩn một mình trong căn nhà trống trải. Các con đều sinh sống xa nhà nên bà luôn mong mỏi có một nơi để được giao lưu, hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe.

Ngoài 70 tuổi, bà Thanh sống một mình.

Sinh 2 con gái, nhưng áp lực phải có con trai nối dõi, chị Moong Thị Quy, người Khơ Mú, ở tỉnh Nghệ An, đã quyết định sinh thêm con thứ 3. Kinh tế khó khăn, lại không có hiểu biết về chăm sóc sức khỏe sinh sản, nên mới ngoài 40 tuổi, chị Quy đã mắc nhiều bệnh nền.

Chị Moong Thị Quy kể: "Gia đình mình vẫn muốn có con trai để nối dõi, nên cứ đẻ khi nào có con trai thì thôi. Giờ sức khỏe yếu lắm, lại không có việc làm nên gia đình khó khăn lắm”.

Quan niệm trọng nam hơn nữ, tâm lý ưa thích con trai vẫn còn nặng nề trong một bộ phận dân cư, khiến tỷ số giới tính khi sinh vẫn cao (năm 2023 là 112 bé trai/100 bé gái sinh ra sống.)

Thống kê từ Cục dân số cho thấy, vùng Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long có mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế; 21/63 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp và rất thấp, chiếm khoảng 39,37% dân số cả nước.

Mức sinh thấp khiến tốc độ tăng dân số giảm dần trong những năm gần đây. Năm 2023, tỷ lệ người cao tuổi từ đủ 60 tuổi trở lên chiếm khoảng 12% dân số.

Tuổi thọ tăng là một trong những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chăm sóc sức khỏe nói riêng. Tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, giao thông, vui chơi giải trí, đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở nước ta.

Việt Nam vẫn đang trong quá trình xây dựng Luật Dân số.

“Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững” là chủ đề của Ngày Dân số Thế giới năm nay, nhằm kêu gọi các cấp, các ngành, chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế tiếp tục quan tâm và đầu tư cho công tác dân số của Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số, Bộ Y tế, cho biết: "Chúng tôi mong muốn và trân trọng đề nghị các cấp, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; đầu tư kinh phí, bố trí cán bộ đủ năng lực để thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ về công tác dân số của ngành, địa phương đã đề ra".

Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Luật Dân số, đây là giai đoạn các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách  cân nhắc chính sách về dân số và phát triển phù hợp, tác động tích cực đến các vấn đề tương lai nguồn nhân lực, sự bền vững tương lai của quốc gia, dân tộc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 20/11, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh nhóm thanh thiếu niên, không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy đi thành hàng ngang trên đường Nguyễn Trãi.

Trong khi hàng rào thi công trên đường Vũ Trọng Khánh nằm im nhiều năm nay thì gần đây, nhiều hàng rào quay tôn giữa đường đi, mà người ta hay gọi là ‘’lô cốt’’… lại mọc thêm tại nút giao ngã ba Trần Phú - Vũ Trọng Khánh và tuyến đường Trần Phú - Hà Đông.

Mâu thuẫn khi đi trên đường, nhiều người manh động sẵn sàng có lời nói, hành động thiếu văn minh. Clip dưới đây được cho là xảy ra trên đường Đinh Đức Thiện, huyện Bình Chánh, TP.HCM, khiến nhiều người hốt hoảng.

Thời gian tới, một số tuyến đường trên địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội) sẽ tiếp tục được rào chắn để phục vụ thi công dự án xử lý nước thải Yên Xá.

Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn đã đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ với các nạn nhân, gia đình nạn nhân bị tai nạn giao thông vào ngày ngày 19/11, nhân "Ngày Thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông".

Việc lạm dụng, sử dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi ni lông khó phân hủy hay sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường.