Nhiều rào cản trong tiếp cận vốn xanh cho doanh nghiệp
Tuy nhiên, trên thực tế việc huy động và phát triển dòng vốn xanh cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định như: hệ thống pháp luật về tài chính xanh của Việt Nam vẫn chưa được hoàn thiện, đồng bộ; chưa có quy định chung của quốc gia về tiêu chí, danh mục dự án xanh cho các ngành...
Từ đầu năm, ngân hàng đã đưa ra gói tín dụng xanh 3.000 tỷ đồng với lãi suất từ 4,3% - 6.8%/năm. Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa có bộ tiêu chí xác định doanh nghiệp xanh cụ thể, do đó ngân hàng đã phải tự đưa ra một bộ tiêu chí riêng để tiếp cận khách hàng của mình.
Bà Hoàng Phương Linh, Giám đốc Quản lý quan hệ Nhà đầu tư - Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam cho biết: "Phân loại xanh để các dự án có các tiêu chí, định nghĩa về xanh, xác định là xanh vẫn đang là một vấn đề. Từ đầu năm chúng tôi đã đưa ra phân loại xanh dùng riêng trong nội bộ ngân hàng, chúng tôi cấp tín dụng cho khách hàng với mức lãi suất ưu đãi, đây cũng là bước tiến và cũng là để kiểm thửu thị trường và xem phản hồi của khách hàng thế nào".
Theo các doanh nghiệp, khó khăn trong quá trình tiếp cận tài chính xanh thường gặp như: thiếu thông tin về các đơn vị cấp tín dụng xanh; chi phí tài chính thực tế; tiêu chí dự án xanh chưa cụ thể, rõ ràng. Các quỹ tín dụng xanh thường không chấp nhận tài sản đảm bảo, doanh nghiệp cần có bảo lãnh ngân hàng. Các dự án quy mô nhỏ nên khó tiếp cận vốn vay nước ngoài, rủi ro về chênh lệch tỷ giá.
Việt Nam đang đặt ra những mục tiêu rất cao, đó là đến năm 2050 giảm phát thải ròng carbon bằng 0; quy mô nền kinh tế xanh từ 6,7 tỷ USD năm 2020 lên đến 300 tỷ USD trong tổng GDP quốc gia vào năm 2050. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Việt Nam cần nhiều bước đi đột phá, đặc biệt thu hút sự đồng hành của khu vực kinh tế tư nhân.


Mặc dù Chính phủ đặt mục tiêu có thêm 1 triệu doanh nghiệp từ nay đến 2030, nhưng rào cản về thuế, thủ tục và quy mô hoạt động đang khiến nhiều hộ kinh doanh ngần ngại “lớn lên”.
Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.
Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.
Khoảng 5.000 tỷ USD vốn hóa thị trường chứng khoán Mỹ bị “thổi bay” chỉ trong hai ngày sau khi Tổng thống Donald Trump công bố mức thuế quan mới với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, nâng tổng mức vốn hóa bị mất từ khi ông Trump nhậm chức lên gần 8.000 tỷ USD.
Giá vàng trong nước sáng 5/4 đồng loạt giảm mạnh cùng chiều với giá vàng thế giới.
0