Nhiều nước lo ngại sâu sắc về tình hình chiến sự tại Gaza
Bộ Ngoại giao Ai Cập cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng của căng thẳng leo thang giữa Israel và Palestine, đồng thời kêu gọi hai bên kiềm chế tối đa và tránh làm cho dân thường gặp rủi ro hơn nữa. Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry cũng tiến hành liên lạc với các quan chức quốc tế trong nỗ lực ngăn chặn cuộc khủng hoảng hiện nay.
Bộ Ngoại giao Qatar bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến tình hình ở Dải Gaza, đồng thời kêu gọi tất cả các bên ngừng leo thang, bình tĩnh và kiềm chế tối đa. Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Qatar khẳng định lập trường công bằng trong vấn đề Palestine và ủng hộ các quyền hợp pháp của người dân Palestine, cũng như việc thành lập nhà nước độc lập theo đường biên giới năm 1967, với Đông Jerusalem là thủ đô.
Bộ Ngoại giao Ả Rập Xê-út cho biết, đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến leo thang chưa từng có giữa một số phe phái Palestine và lực lượng Israel. Saudi Arabia kêu gọi cộng đồng quốc tế đảm nhận trách nhiệm của mình và kích hoạt tiến trình hòa bình đáng tin cậy dẫn đến giải pháp hai nhà nước, nhằm đạt được an ninh và hòa bình trong khu vực cũng như bảo vệ dân thường.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan kêu gọi Israel và Palestine hành động sáng suốt và tránh leo thang thêm. Nga kêu gọi phía Israel và Palestine thực hiện kiềm chế, đồng thời cho biết đang liên lạc với tất cả các bên, bao gồm người Israel, người Palestine và người A-rập.
Trong khi đó, Mỹ và nhiều nước phương Tây đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Chính phủ Israel, đồng thời lên án mạnh mẽ hành động của Hamas. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công đang xảy ra ở Israel, đồng thời bày tỏ tình đoàn kết hoàn toàn với các nạn nhân, gia đình và người thân của họ.
Theo các chuyên gia, câu hỏi được quan tâm nhất hiện nay là phản ứng thực sự của Israel sau cuộc tấn công. Nếu Tel Aviv xem đây là lời tuyên chiến thì Thủ tướng Netanyahu liệu có thúc đẩy một cuộc tấn công dứt khoát vào Gaza và có thể kết thúc bằng việc tái chiếm hoàn toàn khu vực này hay không? Một hành động như vậy chắc chắn sẽ dẫn tới một cuộc khủng hoảng chưa từng có đối với cả hai bên. Sau khi phong trào Hồi giáo Hamas của người Palestine ở Gaza tấn công Israel, nhóm Hezbollah ở Liban cũng tuyên bố tấn công ba địa điểm ở Israel, càng khiến tình hình trong khu vực thêm rối ren.


Bộ Phúc lợi xã hội, cứu trợ và tái định cư Myanmar đã tổ chức Lễ Tri ân các đoàn cứu trợ quốc tế đến từ 5 quốc gia Đông Nam Á trong chiều 6/4.
Lực lượng hàng không vũ trụ của lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran đã tiếp tục mở rộng mạng lưới radar cảnh báo sớm "Ghadir" nhằm răn đe Israel, với các địa điểm mới được xây dựng ở phía Tây Bắc đất nước, gần Tabriz và dọc theo bờ biển Vịnh Ba Tư.
Hệ thống AWACS (Cảnh báo sớm và Kiểm soát trên không) đóng vai trò như một "trạm radar bay", cung cấp dữ liệu thời gian thực cần thiết để hỗ trợ các đơn vị thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã công bố “Tầm nhìn Bangkok 2030” tại Hội nghị cấp cao lần thứ 6 của nhóm Sáng kiến Vịnh Bengal về Hợp tác kỹ thuật và kinh tế đa ngành (BIMSTEC), diễn ra ở Thủ đô Bangkok của Thái Lan vào ngày 5/4.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky yêu cầu các Bộ trưởng và quan chức chính phủ thực hiện kiểm tra phát hiện nói dối, truy tìm người đứng sau vụ rò rỉ bản dự thảo thỏa thuận khoáng sản với Mỹ.
Cuộc sống của người dân Myanmar đã dần trở lại bình thường sau trận động đất lịch sử, xảy ra hôm 28/3/2025.
0