Nhiều người lớn gặp biến chứng nặng vì bệnh sởi

Nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận các bệnh nhân mắc sởi là người lớn, trong đó nhiều người biến chứng nặng.

Một người đàn ông 68 tuổi chỉ thấy mệt mỏi, không sốt, ho, hay có biểu hiện điển hình của sởi. Thế nhưng, đến khi nổi ban và được đưa vào viện, ông đã có biến chứng viêm phổi.

Bệnh nhân Bùi Sá Sình (quận Hoàn Kiếm) chia sẻ: "Tôi chỉ thấy người mệt, không muốn ăn, không muốn làm gì, khó thở. Vợ tôi gọi y tá đến nhà xem thì thấy có nốt ban, gia đình mới đưa vào viện".

Một bệnh nhân khác có ban nổi dày đặc toàn thân, chị được đưa vào viện vì biến chứng viêm phổi do sởi. Đến nay, sau gần một tuần điều trị, bệnh nhân đã có những tiến triển tích cực hơn.

Bác sĩ Bùi Thanh Hải – Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đống Đa – cho hay: "Bệnh nhân sốt cao liên tục tại nhà đến ngày thứ tư thì ban mọc nhiều. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng mệt mỏi, sốt cao liên tục, ho nhiều và biến chứng viêm phổi nặng".

Hiện tại, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đống Đa đang điều trị cho chục bệnh nhân sởi là người lớn, hầu hết các bệnh nhân đều có biến chứng.

Bác sĩ Nguyễn Thái Minh – Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đống Đa – cho biết: "Ở khoa chúng tôi, đa số bệnh nhân mắc sởi là người lớn, gặp nhiều ở những người cao tuổi và những người có bệnh nền. Hầu như bệnh nhân nhập viện đều có tổn thương đường hô hấp, hay có biểu hiện viêm phế quản phổi, một số trường hợp bắt đầu có hiện tượng suy hô hấp".

Còn  tại Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, từ đầu năm đến nay tiếp nhận nhiều ca biến chứng nặng do sởi ở người lớn như suy gan, suy đa phủ tạng phải lọc máu, suy hô hấp phải đặt ống nội khí quản,… Con số này chiếm khoảng 5% trong số các bệnh nhân nhập viện.

Các bác sĩ khuyến cáo, nhiều người chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, chỉ gặp ở trẻ nhỏ và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời, đặc biệt là có bệnh nền và suy giảm miễn dịch. Vì vậy khi có các biểu hiện sốt, phát ban, ho kéo dài, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.

Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.

Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.

Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.

Nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận các bệnh nhân mắc sởi là người lớn, trong đó nhiều người biến chứng nặng.

Người cao tuổi sau tai nạn trong sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông làm vỡ khớp háng và khớp gối. Nếu không điều trị sẽ khiến cho người bệnh bị tàn phế suốt đời.