Nhiều kỳ vọng về Luật Nhà giáo
Lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp là một trong những điểm mới được đề xuất trong dự thảo Luật Nhà giáo, thu hút sự quan tâm của đội ngũ giáo viên.
Cô giáo Trương Thị Thu Thủy, Trường THPT Lê Quý Đôn, Hải Phòng, cho biết: "Mình cảm thấy rất vui, rất phấn khởi vì mình cảm thấy được đặt đúng vị trí, về công lao, sức lực cũng như sự đánh giá của Nhà nước về ngành nghề này".
Cô giáo Nguyễn Thị Diễn, Trường THCS Lê Lợi, Hải Phòng, cho rằng: "Tất cả các giáo viên đều mong muốn như vậy vì được hỗ trợ về kinh tế cho gia đình và mình cũng có thêm động lực trong công việc hiện tại của mình".
Đề xuất ngành giáo dục được chủ động tuyển giáo viên cũng là điểm đột phá của dự thảo Luật Nhà giáo, để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 như hiện nay. Bà Nguyễn Thị Nhàn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học A Thượng B, Hà Nội, cho biết: "Mong muốn của mỗi nhà trường là khi chúng tôi thiếu giáo viên nào, chúng tôi được phép ký hợp đồng với giáo viên đó. Điều đó sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho phía các nhà trường".
Theo ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục nhà giáo và Quản lý cán bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Cơ quan quản lý giáo dục và các tổ chức giáo dục sẽ được tuyển dụng đúng người, đồng thời bảo đảm được tính tuyển dụng thường xuyên, không để xảy ra tình trạng thừa, thiếu giáo viên và tuyển dụng được đủ hết chỉ tiêu được giao cho ngành giáo dục".
Dự thảo Luật lần đầu tiên xác lập các quy định đối với nhà giáo ngoài công lập; nhà giáo được chuẩn hóa qua hệ thống chức danh, chuẩn nghề nghiệp; chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo và quản lý nhà nước về nhà giáo cũng được đề cập đầy đủ, toàn diện.
Bà Nguyễn Thị Việt Nga, Đại biểu Quốc hội khóa XV, nhận định: "Chúng ta cần một số chính sách đặc thù đối với nhà giáo, tuy nhiên những chế độ, chính sách như thế nào và được áp dụng tới đâu cũng cần xem xét và rà soát kỹ lưỡng, sao cho đảm bảo được việc chúng ta tôn trọng, tôn vinh nhà giáo nhưng không mâu thuẫn với pháp luật hiện hành và đảm bảo không tạo ra sự cách biệt quá lớn giữa nhà giáo và các lực lượng lao động khác trong xã hội".
Trong không khí cả nước tri ân nhà giáo, việc Luật Nhà giáo được đưa ra trình Quốc hội mang lại nhiều hy vọng cho đội ngũ nhà giáo về cả vấn đề chuyên môn và chế độ chính sách, khẳng định vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo trong xã hội.


Xá lợi Đức Phật, bảo vật quốc gia Ấn Độ, đã được cung nghinh về chùa Quán Sứ – trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào chiều 13/5.
Hà Nội ngày 14/5 tiếp tục đón chào một ngày mới dịu dàng, se lạnh tựa như tiết thu. Nhiệt độ dao động từ 24 - 25 độ, độ ẩm khoảng 85%.
Thành phố Hải Phòng đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng, đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng” và khai mạc Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2025 vào tối 13/5.
LĐLĐ TP. Hà Nội chiều 13/5 đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về: “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, biểu dương điển hình tiên tiến công nhân viên chức lao động Thủ đô học tập và làm theo Bác.
Tại phiên thảo luận chiều 13/5, ý kiến ĐBQH bày tỏ sự đồng tình với việc ban hành Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt luật hóa tinh thần "chấp nhận rủi ro" trong nghiên cứu khoa học.
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ các công việc, nhất là việc lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 đảm bảo đúng tiến độ.
0