Nhiều hoạt động thiết thực chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9
Tuần Văn hoá Du lịch Sơn La năm 2024
Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2024: “Mộc Châu - Tiếng gọi mùa yêu” diễn ra từ ngày 28/8 đến ngày 4/9 là dịp hội tụ, khơi dậy những nét đẹp văn hóa, thể thao, gắn với quảng bá phát triển du lịch; giới thiệu vẻ đẹp của đất và người Mộc Châu.
Sự kiện đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh, đặc biệt ý nghĩa đúng dịp Tết Độc lập của dân tộc. Ngay sau lễ khai mạc vào sáng ngày 1/9, du khách được hòa mình vào không gian văn hóa đặc sắc của các dân tộc với nhiều hoạt động như: Trải nghiệm văn hóa ẩm thực các dân tộc, trình diễn văn hóa cộng đồng; trình diễn nghệ thuật dân gian dân tộc Mông; trưng bày triển lãm ảnh đẹp, các trò chơi đẩy gậy, múa xòe, đánh tu lu, giã bánh dày, tung còn...
Đặc biệt, hội thi trình diễn Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia và văn hóa cộng đồng với chủ đề “Bảo tồn Di sản - tinh hoa bản sắc” lần đầu tiên được tổ chức đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với nhân dân và du khách tham gia. Trong không gian lễ hội đặc sắc với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch hấp dẫn sẽ tạo nên dấu ấn đậm nét, để lại những ký ức khó quên trong lòng người dân và du khách.
Hấp dẫn Lễ hội Khinh khí cầu Hạ Long
Nhằm chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám thành công, Quốc khánh 2/9 và 30 năm ngày vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận lần đầu là Di sản thiên nhiên thế giới, sáng 1/9, tại Quảng trường 30/10, UBND TP Hạ Long tổ chức Lễ hội Khinh khí cầu với chủ đề “Thành phố Di sản - Sắc màu Hạ Long” năm 2024.

Lễ hội Khinh khí cầu lần đầu tiên được TP Hạ Long tổ chức mới mục tiêu hiện thực hóa Đề án “Hạ Long - Thành phố Lễ hội”, tạo nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn trên địa bàn thành phố để thu hút khách du lịch. Thông qua lễ hội, TP Hạ Long mong muốn sẽ mang lại cho nhân dân và du khách những trải nghiệm ấn tượng, cảm giác thú vị, khó quên khi được ngắm nhìn từ trên cao không gian, cảnh quan tươi đẹp, hùng vĩ của TP. Hạ Long, của vịnh Hạ Long.
Du khách được hòa mình vào không gian sôi động, kỳ thú của những đêm hoa đăng trình diễn ánh sáng khinh khí cầu và thưởng thức những bữa tiệc âm nhạc, nghệ thuật sôi động, hấp dẫn.
Sôi nổi Lễ hội Đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ
Tại Di tích lịch sử bến phà Quán Hàu, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đã long trọng tổ chức Lễ hội Đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ năm 2024. Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2022 là một nét đẹp trong đời sống văn hóa, thể thao của người dân huyện Quảng Ninh, được khơi nguồn và phát triển từ hơn 500 năm nay.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Lễ hội đua thuyền trên sông Nhật Lệ đã trở thành một Lễ hội văn hoá truyền thống đặc trưng của người dân huyện Quảng Ninh. Hằng năm cứ đến dịp Quốc khánh 2/9, huyện Quảng Ninh lại mở hội đua thuyền, với ý nghĩa phát huy truyền thống cách mạng anh hùng, nêu cao tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng, đồng thời tạo khí thế vui tươi, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
Đây cũng là dịp để đông đảo nhân dân, bạn bè, du khách thập phương cùng hướng về quê hương, góp phần đẩy mạnh các hoạt động du lịch, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đua thuyền truyền thống trên sông Hàn mừng Quốc khánh
Tại thành phố Đà Nẵng, giải đua thuyền truyền thống thành phố Đà Nẵng mở rộng năm 2024 đã diễn ra sôi nổi trên sông Hàn. Đây là cách mà người dân miền biển thể hiện tinh thần yêu nước dịp Quốc khánh 2/9 hàng năm.
Sự kiện để tất cả cùng hoà chung niềm vui, sự đoàn kết, cổ vũ động viên tinh thần vươn khơi bám biển của ngư dân miền Trung. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, thúc đẩy phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại; góp phần giữ gìn và phát huy những môn thể thao truyền thống, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Ông Nguyễn Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng cho biết với sự tham dự của nhiều đội đua trong và ngoài thành phố, giải hứa hẹn mang đến những cuộc tranh tài thú vị, kịch tính; giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống trên sông nước của người dân Quảng Nam và Đà Nẵng đến du khách trong nước và quốc tế.


Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, việc sắp xếp cán bộ dứt khoát phải dựa trên tinh thần: vì việc phải tìm người và thông qua những sản phẩm, kết quả cụ thể, được đánh giá bằng sự hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp và uy tín với đồng nghiệp.
Để giải quyết nhu cầu làm thủ tục hành chính của người dân được thuận tiện, Chi nhánh số một - Trung tâm phục vụ hành chính công Hà Nội dừng tiếp nhận lấy số thứ tự trực tiếp. Thay vào đó, người dân lấy số trực tuyến qua ứng dụng iHanoi. Việc làm này nhằm giải quyết vấn đề quá tải, khi người dân xếp hàng chờ đợi làm thủ tục đất tăng lên đột biến, diễn ra trong nhiều ngày qua.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề xuất xây dựng khu công nghiệp kiểu mẫu Việt - Hàn, mở ra kỳ vọng hợp tác bền vững giữa hai quốc gia trong lĩnh vực công nghệ cao.
Sử dụng vốn vay ODA hiệu quả, phù hợp với bối cảnh của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng sẽ phục vụ cho dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 2) và dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá.
Liên quan đến thông tin phản ánh có dấu hiệu sai phạm của cán bộ Công an phường Dương Nội (quận Hà Đông), Giám đốc Công an Hà Nội yêu cầu các đơn vị kiểm tra, làm rõ.
Nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh vai trò của người dân, đặc biệt là nông dân và doanh nghiệp trong đổi mới sáng tạo.
0