Nhiều hoạt động kết nối giao thương tại Hà Nội

Tại Hà Nội đang diễn ra nhiều hoạt động xúc tiến thương mại và kết nối giao thương, kích cầu tiêu dùng, đưa hàng Việt đến với người dân và du khách.

Tuần hàng Việt tại thành phố Hà Nội năm 2024 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức đang diễn ra vườn hoa Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, với hơn 90 gian hàng Việt, chủ yếu là hàng tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp, sản phẩm làng nghề thế mạnh của các địa phương. Đây là một trong chuỗi các chương trình triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.

Ông Nguyễn Thế Hiệp – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, cho biết: “Tuần hàng Việt 2024 là một trong những sự kiện nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Với người tiêu dùng cũng có nhiều lợi ích, như được làm quen, sử dụng các sản phẩm thương hiệu Việt có uy tín, chất lượng tốt, khẳng định niềm tin của người tiêu dùng trong những năm qua”.

Tại Hà Nội đang diễn ra nhiều hoạt động xúc tiến thương mại và kết nối giao thương, kích cầu tiêu dùng.

Trước đó, Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024 tại Trung tâm thương mại AEON MALL Long Biên từ ngày 8 đến ngày 11/8 đã thu hút hơn 60 gian hàng từ 27 tỉnh, thành phố trên toàn quốc; trưng bày và giới thiệu trên 1.500 dòng sản phẩm.

Chương trình do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội phối hợp với AEONMALL Việt Nam tổ chức nhằm tiếp tục triển khai Biên bản hợp tác đã ký kết giữa UBND TP. Hà Nội, Bộ Công Thương và Tập đoàn AEON Nhật Bản, hướng đến mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam thông qua hệ thống của AEON đạt 1 tỷ USD vào năm 2025.

Là thị trường lớn nhất cả nước, nhiều tỉnh, thành phố cũng về Hà Nội quảng bá các sản phẩm đặc sản của địa phương mình nhằm tìm kiếm thêm lượng khách hàng và các đối tác lớn. Ví dụ như tuần lễ quảng bá sản phẩm nhãn lồng – nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên tại Hà Nội đang diễn ra tại Big C Thăng Long, quận Cầu Giấy.

Ông Vũ Quang Thắng – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên, cho biết: “Thủ đô Hà Nội là thị trường rất lớn đối với tiêu thụ nông sản Hưng Yên. Ngay từ đầu năm, Sở Công Thương đã tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức tuần lễ nhãn lồng và các sản phẩm nông sản của Hưng Yên tại Hà Nội. Qua sự kiện này chúng tôi muốn quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, để bà con cả nước biết đến sản phẩm đặc sản nhãn lồng Hưng Yên là nhãn tiến vua”.

Tuần lễ quảng bá sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên diễn ra tại Big C Thăng Long.

Những hoạt động xúc tiến thương mại và kết nối giao thương, kích cầu tiêu dùng đang diễn ra ngày càng nhiều tại Hà Nội, mang lại nhiều giá trị thực tiễn cho cộng đồng doanh nghiệp trong việc khai thác tìm kiếm thị trường, tăng cường liên kết sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...

Giá dầu trong phiên giao dịch 3/4 đã ghi nhận mức sụt giảm tính theo phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022, sau khi các nước xuất khẩu dầu bất ngờ quyết định tăng sản lượng, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố những biện pháp thuế quan mới.

Novaland vừa công bố đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Ng Teck Yow và bà Nguyễn Mỹ Hạnh với lý do tái cấu trúc và nguyện vọng cá nhân.

Thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD ngày 3/4 đã tụt dốc mạnh, khi các nhà giao dịch phản ứng với thông báo thuế quan mà Tổng thống Donald Trump đưa ra một ngày trước đó.

Doanh nghiệp Việt Nam cần sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất, tránh bị động và rút kinh nghiệm từ đợt sốc lần này trước quyết định cuối cùng về thuế đối ứng của Mỹ.

Trước quyết định áp thuế đối ứng lên tới 46% từ Hoa Kỳ, Bộ Công Thương cho biết cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và doanh nghiệp, đặc biệt là thúc đẩy đàm phán các FTA với các thị trường mới.