Nhiều giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp xây nhà ở xã hội
Năm 2024, cả nước đặt mục tiêu phát triển 130.000 căn nhà ở xã hội, nhưng chỉ đạt hơn 16% kế hoạch. Nguyên nhân, ngoài vấn đề về nguồn vốn, việc tiếp cận quỹ đất vẫn là rào cản lớn đối với doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, cho biết: "Thứ nhất, các cơ chế, chính sách trước đây chưa thực sự khuyến khích nhà đầu tư. Thứ hai, quỹ đất chưa được chuẩn bị rõ ràng, chúng ta mới chỉ tích hợp vào các dự án thương mại. Tuy nhiên, cách làm này không giúp tăng nguồn cung nhà ở xã hội, vì các chủ đầu tư thường chọn chuyển thành tiền để nộp về quỹ nhà. Do đó, lượng cung nhà ở xã hội không đáng kể".
Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư nhà ở xã hội vẫn chưa đủ hấp dẫn. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn do thiếu các cơ chế tín dụng đặc thù.
TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, nhận định: "Để phát triển nhà ở xã hội, chúng ta cần thay đổi hàng loạt cơ chế, từ quy hoạch, thủ tục giao đất, điều kiện khởi công, đến các yếu tố liên quan như giá nhà và đối tượng được mua. Khi nhà đầu tư có lợi nhuận hợp lý, họ sẽ tích cực tham gia hơn vào lĩnh vực này".
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương: "Cần có cơ chế, chính sách ưu đãi thực chất và đủ hấp dẫn để thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào phát triển nhà ở xã hội".
Việc xây dựng nhà ở xã hội không chỉ cần đạt mục tiêu về số lượng mà còn phải đảm bảo chất lượng. Xây dựng các khu nhà ở xã hội tập trung, thay vì bố trí xen kẽ với các dự án thương mại, cũng là một vấn đề cần được cân nhắc. Ông Nguyễn Quang Huân, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương, cho hay: "Chúng tôi đề xuất nếu có 20% đất dành cho nhà ở xã hội, các chủ đầu tư nên nộp tiền cho nhà nước để thành lập quỹ hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội. Cách này hiệu quả hơn việc xây dựng các khu nhà ở xã hội chất lượng thấp xen lẫn khu thương mại cao cấp, gây mất cân đối".
Ông Nguyễn Chí Thanh, Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam chia sẻ: "Việc xây dựng các khu nhà ở lớn giúp tiết kiệm chi phí đầu tư, thay vì tiếp tục thực hiện các dự án nhỏ lẻ với quy trình và thủ tục phức tạp, thậm chí chi phí còn tăng. Những khu lớn với thiết kế đồng bộ không chỉ nâng cao chất lượng mà còn tạo điều kiện sống tốt hơn, trong khi giá cả vẫn cạnh tranh".
Tại Hà Nội, cùng với việc phê duyệt các dự án riêng lẻ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã đề xuất UBND thành phố phát triển 9 khu đất tập trung dành cho nhà ở xã hội, với quy mô hơn 600 ha tại các quận, huyện.


Dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt gần 1,49 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 25% so với cùng kỳ, theo báo cáo của Bộ Xây dựng tính đến hết tháng 2/2025.
UBND Thành phố vừa Quyết định giao hơn 9,6ha tại hai phường Tây Tựu và Liên Mạc cho quận Bắc Từ Liêm để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất dịch vụ.
Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với người có công cách mạng; tuy nhiên, để được mua nhà ở xã hội thì người có công với cách mạng vẫn phải đáp ứng điều kiện về nhà ở theo quy định.
Trụ sở làm việc cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý cần được hoàn thành trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày đề án sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính được phê duyệt trong quá trình thực hiện tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.
Chuyển đổi công năng nhà tái định cư chưa sử dụng sang nhà ở xã hội là chủ trương đúng, đảm bảo mục tiêu kép, tránh lãng phí tài sản công và gia tăng thêm quĩ nhà ở xã hội.
Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong thủ tục, nguồn vốn khi thực hiện các dự án NƠXH, dẫn đến thực trạng nhiều doanh nghiệp không mặn mà với phân khúc này, hoặc không có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy triển khai nhanh và hiệu quả.
0