Nhiều di tích Hà Nội miễn phí vé tham quan dịp Tết

Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều di tích của Hà Nội mở cửa miễn phí, tạo cơ hội cho người dân, du khách thập phương tham quan và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của Thủ đô.

Theo thông báo của Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội, hai điểm di tích Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây và Di tích 22 Hàng Buồm sẽ mở cửa cho khách tham quan miễn phí từ ngày 28-30/1/2025 (tức từ ngày 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 2 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội cũng thông tin, trong hai ngày 29 và 30/1 (tức mùng 1 và mùng 2 Tết) khu di tích đền Ngọc Sơn sẽ mở cửa miễn phí vé tham quan cho du khách. Đây là điểm du lịch tâm linh luôn thu hút rất đông người dân và du khách đi lễ, tham quan đầu năm mới.

Cùng với đó, Khu di sản Hoàng Thành Thăng Long thông báo sẽ bắt đầu đón khách từ mùng 2 Tết hứa hẹn sẽ là điểm tham quan hút khách dịp Tết năm nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tạp chí Người Hà Nội tối 16/6 đã tổ chức Lễ tổng kết, trao giải và công diễn Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025”.

Dự án "Bước chân trở về - Vì một màu xanh Việt Nam" nhằm bảo vệ môi trường thiên nhiên và kết nối những người con xa xứ với quê hương thông qua âm nhạc và các loại hình nghệ thuật.

“Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025” có gần 300 tác phẩm tham gia, góp phần lan tỏa hình tượng người làm báo qua văn học nghệ thuật.

Lễ trao giải cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về "Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025" diễn ra vào tối 16/6 tại Hà Nội.

Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025” đã thu hút gần 300 tác phẩm tham dự sau gần một năm phát động.

Không một mảnh vải nào thừa, không một "mảnh vụn" nào của cuộc đời lại vô ích, đó là thông điệp được Hợp tác xã Vụn Art truyền đạt đến mọi người thông qua những bức tranh được người khuyết tật ghép từ lụa vụn của làng nghề Vạn Phúc.