Nhiều cơ hội cho tăng trưởng xuất khẩu

Theo nhận định của các chuyên gia, dư địa cho xuất khẩu hàng hóa trong 6 tháng cuối năm sẽ còn rộng mở và có thể cán đích với mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu đạt 6%.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, hoạt động xuất nhập khẩu nửa đầu năm 2024 tiếp tục ghi nhận kết quả tích cực. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt gần 370 tỉ đô la Mỹ, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu ước đạt trên189 tỉ đô la Mỹ,  tăng hơn 14%.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, cho biết kết quả xuất nhập khẩu nửa đầu năm nay rất khả quan, với mức tăng trưởng xuất nhập khẩu trung bình đang ở mức hai con số, khoảng 14 đến 16%, đang duy trì mức xuất siêu 8 đến 10 tỷ USD Mỹ. Nhóm sản phẩm công nghiệp đang chiếm tỷ trọng lớn khoảng 85%, các mặt hàng nông sản dù chiếm tỷ trọng ít hơn nhưng đà tăng trưởng khá thuận lợi.

Dù nhiều thị trường trọng điểm của Việt Nam gặp khó khăn, hoạt động xuất khẩu vẫn khởi sắc do hoạt động xúc tiến thương mại thời gian qua được triển khai có hiệu quả, đồng thời nhiều ngành hàng đã chủ động đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tận dụng các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới...

6 tháng đầu năm, xuất khẩu các mặt hàng nông sản có đà tăng trưởng khá thuận lợi.

Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, đánh giá: "Tôi cho rằng kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2024 khá ấn tượng, với mức tăng trưởng GDP đạt 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự phục hồi thương mại mạnh mẽ, trong đó xuất khẩu tăng 14,5% và nhập khẩu tăng 17% so với năm ngoái”.

Theo ông Nguyễn Hoàng Long, Thứ trưởng Bộ Công Thương, các hoạt động xúc tiến thương mại phải có trọng tâm trọng điểm, phải có kế hoạch. Xúc tiến thương mại không những với thị trường nước ngoài còn phải xúc tiến thương mại trong nước, phối hợp với các địa phương, đặc biệt là phải có sự liên kết vùng, liên kết giữa các khu vực và liên kết giữa các hiệp hội ngành nghề.

Áp lực đối với thị trường xuất khẩu vẫn còn nhiều vì kinh tế toàn cầu cuối năm khó đoán định, nhiều bất ổn tác động đến cước vận tải biển.

Để dồn lực xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2024, Bộ Công Thương sẽ ưu tiên khai thác các thị trường mà Việt Nam tham gia kí kết các Hiệp định thương mại tự do(FTA); đồng thời rà soát các mặt hàng, thị trường trọng tâm, trọng điểm cần được ưu tiên để thực hiện xúc tiến thương mại trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Novaland vừa công bố đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Ng Teck Yow và bà Nguyễn Mỹ Hạnh với lý do tái cấu trúc và nguyện vọng cá nhân.

Thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD ngày 3/4 đã tụt dốc mạnh, khi các nhà giao dịch phản ứng với thông báo thuế quan mà Tổng thống Donald Trump đưa ra một ngày trước đó.

Doanh nghiệp Việt Nam cần sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất, tránh bị động và rút kinh nghiệm từ đợt sốc lần này trước quyết định cuối cùng về thuế đối ứng của Mỹ.

Trước quyết định áp thuế đối ứng lên tới 46% từ Hoa Kỳ, Bộ Công Thương cho biết cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và doanh nghiệp, đặc biệt là thúc đẩy đàm phán các FTA với các thị trường mới.

Trường Đại học Thương mại đã công bố Báo cáo thường niên Kinh tế và Thương mại Việt Nam 2024 với chủ đề “Công nghệ AI trong kỷ nguyên số” và đưa ra 3 kịch bản dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2025.

Thị trường các quốc gia Hồi giáo Halal với hơn 2 tỷ người, đang là một thị trường xuất khẩu tiềm năng cho nông sản Việt Nam.