Nhiều ca nhập viện vì biến chứng bệnh sởi

Số ca mắc sởi đang có chiều hướng gia tăng, hầu hết số ca mắc bệnh đều chưa được tiêm phòng vaccine hoặc chưa tiêm đủ mũi.

Một em bé 17 tháng tuổi chưa một lần được tiêm vaccine sởi nên đã bị lây nhiễm sởi khi đang điều trị viêm phổi tại bệnh viện tỉnh. Các bác sĩ đã chuyển bệnh nhân nhi lên Bệnh viện Nhi trung ương, do biến chứng nặng.

Chị Lê Thị Hồng Ngân, tỉnh Thanh Hóa, chia sẻ: “Sau khi điều trị viêm phổi được một tuần ở viện tỉnh thì con bắt đầu sốt. Sốt được bốn ngày thì con trở nặng lên nhưng các bác sĩ cũng không chẩn đoán được, chỉ nghĩ là con bị bệnh về miễn dịch. Sau đó bác sĩ chuyển con lên trên Bệnh viện Nhi xét nghiệm thì chẩn đoán con bị dương tính với sởi”.

Với trường hợp một em bé khác chưa kịp tiêm vaccine thì đã mắc sởi. Đáng nói, khi vào đến viện, các biểu hiện của trẻ đều nặng và phải thở oxy. Đây cũng là tình trạng chung của phần lớn trẻ nhập viện mắc sởi hiện nay.

Chị Vũ Thị Hải Yến, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội, cho hay: “Có chiến dịch ở xã ra Tết cũng có gọi đi tiêm nhưng mà kiểu bạn cứ bị cúm, bạn cứ khò khè nước mũi thế là mẹ vẫn chưa muốn cho tiêm. Thực ra là mẹ cũng chủ quan, cũng nghĩ là chỉ có ở nhà thôi thế nên cũng chưa tiêm cho bạn ấy".

Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi trung ương, trong khoảng một tháng trở lại, số lượng bệnh nhi điều trị sởi nhập viện gia tăng nhanh, trung bình mỗi ngày có khoảng 80 trẻ phải điều trị sởi nội trú do biến chứng nặng. Hầu hết trẻ mắc sởi đều chưa được tiêm phòng vaccine và gặp nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi.

TS.BS Đỗ Thiện Hải – Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới – Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Tỷ lệ trẻ có biến chứng, ví dụ như ngày hôm nay chúng tôi có khoảng 81 bệnh nhân thì 20 bệnh nhân phải thở máy, nghĩa là tương đương khoảng 25% các trường hợp mắc sởi phải nhập viện có diễn biến nặng và thở oxy là biện pháp hỗ trợ ban đầu. Một số trẻ khác có thể có diễn biến nặng hơn như rối loạn tuần hoàn, viêm cơ tim, viêm phổi RDS diễn biến nhanh và có thể tử vong trong vòng 24 giờ”.

Thống kê của ngành y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40 nghìn ca mắc sởi, 5 trường hợp tử vong. 91% trẻ mắc bệnh chưa được tiêm vaccine. Riêng Hà Nội ghi nhận gần 800 ca mắc tại 30/30 quận, huyện và đang tăng nhanh. Bộ Y tế cảnh báo, 2025 là chu kỳ lặp lại là của dịch sởi, nguy cơ bùng dịch khó tránh khỏi, trong bối cảnh tỷ lệ tiêm phòng sởi chưa đủ để bao phủ trong cộng đồng như hiện nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đồng hành với bác sĩ trong điều trị mỗi ca bệnh luôn có sự đóng góp của điều dưỡng viên. Đặc biệt, đối với bệnh nhân ung thư phải điều trị dài ngày, thậm chí nhiều năm thì những người điều dưỡng còn trở thành người thân của họ.

Một ô tô chở khoảng 24 người từ TP.HCM đi Bảo Lộc hành hương đã tông vào xe tải khi di chuyển qua Đồng Nai, khiến ít nhất bốn người bị thương nặng đang được chuyển về Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu.

Có những người thầy thuốc không chờ bệnh nhân đến với mình mà họ lên đường đi tìm sự sống cho người khác. Đó là những người làm công tác cấp cứu ngoại viện - những người trực chiến 24/7.

Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa nắn chỉnh thành công cho trẻ 14 tuổi bị gù vẹo cột sống nặng nhờ hệ thống O-arm kết hợp định vị Navigation và giám sát thần kinh trong khi mổ.

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các địa phương và lãnh đạo các bệnh viện trên toàn quốc yêu cầu tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

Vaccine điều trị ung thư mRNA của Nga với cơ chế hoạt động đặc biệt, một trong những thành tựu khoa học đột phá sẽ sớm có mặt tại Việt Nam, theo thỏa thuận vừa được ký kết giữa Công ty Vaccine Việt Nam (VNVC) và Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF).