Nhiều bộ, ngành phối hợp bình ổn thị trường vàng

Trước diễn biến phức tạp của thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề nghị một số Bộ, ngành phối hợp trong công tác quản lý nhằm nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ, trục lợi.

NHNN đề nghị Bộ Tài chính tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định đối với việc phát hành, sử dụng hóa đơn, chứng từ trong hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, xử lý nghiêm các hành vi phát hành, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Với Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường, đặc biệt trong hoạt động mua, bán vàng nguyên liệu và vàng miếng.

Ngoài ra, NHNN cũng đề nghị tới Bộ Công an phối hợp hạn chế tình trạng một số doanh nghiệp lợi dụng giá vàng tăng cao có hành vi đầu cơ, trục lợi, nhập lậu vàng qua biên giới, gây xáo trộn thị trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá vàng châu Á trong phiên giao dịch ngày 17/4 giảm khi các nhà đầu tư thực hiện chốt lời sau khi kim loại quý này chạm mức cao kỷ lục.

Giá vàng miếng trong nước tiếp tục tăng thêm 2 triệu đồng/lượng vào sáng 18/4 và chinh phục đỉnh 120 triệu đồng/lượng bất chấp giá vàng thế giới giảm, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, lên mức kỷ lục mới 120 triệu đồng/lượng khiến người dân đổ xô đi mua vàng, sẵn sàng xếp hàng dài để không bỏ lỡ cơ hội khi giá tiếp tục leo thang. Vậy, lời khuyên cho các nhà đầu tư trong thời điểm giá vàng lập đỉnh kỷ lục này là gì?

Giá bán vàng miếng SJC chạm mức kỷ lục mới ở 120 triệu đồng/lượng trong phiên sáng 18/4.

Nếu trong tay đang có 100 triệu đồng, bạn sẽ làm gì? Gửi tiết kiệm với lãi suất 4–5% một năm, đầu tư vào cổ phiếu giữa lúc thị trường đang giằng co… hay xuống tiền mua một lượng vàng miếng đang được bán cao hơn giá thế giới tới hơn 13,5 triệu đồng?

Sự gia tăng chóng mặt của giá vàng những ngày gần đây càng kích thích tâm lý đám đông, khiến nhiều người dân chấp nhận xếp hàng dài chờ đợi tới lượt được mua vàng.