Nhiều bang bị đe dọa đánh bom, Mỹ tìm cách đối phó
Giới chức Mỹ đang chuẩn bị cho một loạt kịch bản có thể xảy ra trong khoảng thời gian từ ngày bầu cử 5/11 đến lễ nhậm chức của tổng thống.
Ủy viên thành phố Philadelphia Seth Bluestein cho biết, 10 địa điểm bỏ phiếu tại thành phố đã nhận được lời đe dọa đánh bom, bao gồm một địa điểm phải sơ tán.
"Có những lo ngại tại khoảng 10 điểm bỏ phiếu, ngay vào cuối ngày, một địa điểm bỏ phiếu thực sự cần phải sơ tán trong một thời gian ngắn, vì vậy việc bỏ phiếu đã được kéo dài ở đó trong khoảng 23 phút". Ông Bluestein không nói địa điểm đó ở đâu.
Ông Bluestein cũng phủ nhận tuyên bố của ông Trump rằng đã có "gian lận nghiêm trọng ở Philadelphia".
"Hoàn toàn không đúng khi nói rằng có gian lận lớn ở Philadelphia. Việc bỏ phiếu ở Philadelphia diễn ra an toàn và bảo mật", ông Bluestein nói.
Adrian Fontes, một thành viên đảng Dân chủ và là quan chức phụ trách ngoại giao Arizona cho biết, bang này nhận được 4 lời đe dọa đánh bom giả. Ông Fontes nhấn mạnh rằng các viên chức "không có lý do gì để tin rằng bất kỳ cử tri nào của chúng tôi hoặc bất kỳ địa điểm bỏ phiếu nào của chúng tôi đang gặp nguy hiểm".
Trong khi đó, Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho biết, các địa điểm bỏ phiếu ở 3 bang chiến địa Georgia, Michigan và Wisconsin đã nhận được các lời đe dọa đánh bom trong ngày 5/11, khi cử tri Mỹ đi bỏ phiếu bầu tổng thống.
Một quan chức FBI cho biết, riêng bang Georgia đã nhận được hơn 20 lời đe dọa, phần lớn trong số đó xảy ra ở quận Fulton. Tuy nhiên FBI nhận định những mối đe dọa này không có cơ sở.
Ít nhất hai địa điểm bỏ phiếu ở quận Fulton, bang Georgia đã đóng cửa sau khi bị đe dọa đánh bom nhưng đã mở cửa trở lại sau khoảng 30 phút.
Quan chức bầu cử chính của bang Georgia Brad Raffensperger (thuộc đảng Cộng hòa) cáo buộc rằng, trò dọa đánh bom ngày bầu cử có liên quan Nga. "Có vẻ như họ đang muốn phá hoại. Họ không muốn chúng ta có một cuộc bầu cử suôn sẻ, công bằng và chính xác và nếu họ có thể khiến chúng ta đấu đá lẫn nhau, họ có thể coi đó là chiến thắng", ông Raffensperger nói với các phóng viên.
Nga đã phủ nhận mọi sự liên quan. Đại sứ quán Nga tại Washington gọi những tuyên bố của cơ quan tình báo Mỹ cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống là một cái vỏ rỗng tuếch và vu khống xấu xa khác. Phái đoàn ngoại giao Nga chỉ ra rằng, nước này tôn trọng ý chí của người dân Mỹ.
Ông Ann Jacobs, người đứng đầu Ủy ban Bầu cử Wisconsin cho biết, các mối đe dọa đánh bom cũng được gửi đến 2 địa điểm bỏ phiếu tại thủ phủ Madison của tiểu bang, nhưng không làm gián đoạn việc bỏ phiếu.
Hiện chưa rõ có bao nhiêu lời đe dọa đánh bom ở Michigan. Tuy nhiên, một điểm bỏ phiếu ở bang này đã phải đóng cửa vì rò rỉ khí gas. Địa điểm này đã phải đóng cửa vào trưa 5/11 và cử tri được chuyển đến bỏ phiếu ở một điểm bầu cử khác ở ngoại ô Detroit.
Trước nguy cơ bất ổn dân sự liên quan bầu cử tổng thống, hơn 250 thành viên Vệ binh Quốc gia đã được triển khai trong ngày bầu cử tại các bang Alabama, Arizona, Delaware, Hawaii, Illinois, Iowa, New Mexico, Bắc Carolina, Oregon, Pennsylvania, Tennessee, Texas, Washington, Wisconsin và Tây Virginia.
Mỹ chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa sau bầu cử
Truyền thông Mỹ đưa tin, chính quyền Tổng thống Joe Biden đang trong tình trạng báo động cao trước các nỗ lực can thiệp hoặc gây bất ổn của các thế lực bên ngoài trong giai đoạn chuyển giao quyền lực sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.
Các quan chức an ninh quốc gia Mỹ cho biết, công tác chuẩn bị tại Lầu Năm Góc đang tập trung vào các mối đe dọa có thể xảy ra sau cuộc bầu cử.
Một quan chức quân đội Mỹ nhận định, giai đoạn chuyển tiếp sắp tới được coi là đặc biệt rủi ro, vì diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều bất ổn, trong đó có hai cuộc xung đột lớn tại Trung Đông và Ukraine.
Một quan chức quốc phòng cấp cao giấu tên cho biết, Lầu Năm Góc đang chuẩn bị cho “một loạt kịch bản” có thể xảy ra trong khoảng thời gian từ ngày bầu cử 5/11 đến lễ nhậm chức của tổng thống tiếp theo vào ngày 20/1/2025.
Đầu tháng này, một quan chức cấp cao của Văn phòng Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ cũng nhận định: “Trong bầu không khí căng thẳng hậu bầu cử, các thế lực bên ngoài có thể sẽ áp dụng các chiến thuật tương tự như những chiến thuật hiện nay nhằm làm suy yếu lòng tin vào tính toàn vẹn của cuộc bầu cử và các quy trình bầu cử, cũng như làm gia tăng sự chia rẽ trong xã hội Mỹ”.
Bắt đối tượng gửi thư dọa đánh bom các nhân viên bầu cử
Một nhân viên phòng phiếu tại bang Georgia, Mỹ đã bị bắt giữ ngày 4/11 với cáo buộc gửi thư nặc danh đe dọa đánh bom các nhân viên bầu cử.
Các công tố viên liên bang cho biết Nicholas Wimbish, 25 tuổi, làm nhân viên phòng phiếu tại văn phòng bầu cử hạt Jones ở Gray, bang Georgia, có cãi nhau với một cử tri hôm 26/10.
Các công tố viên cho biết sau đó, Wimbish đã giả mạo một cử tri vô danh gửi thư điện tử cho người giám sát bầu cử hạt. Bức thư cảnh báo "Wimbish và những người khác về sự an toàn".
Các công tố viên cho biết, Wimbish bị cáo buộc phạm các tội danh gửi thư đe dọa đánh bom, gửi thông tin sai lệch về việc đe dọa đánh bom, gửi thư đe dọa và khai báo gian dối với Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI). Nếu bị kết tội, đối tượng Wimbish sẽ đối mặt với mức án tối đa 25 năm tù.
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra tại Azerbaijan được coi là Hội nghị tài chính khí hậu vì các quốc gia đặt ra mục tiêu sau 10 năm nữa, nguồn tài chính khí hậu phải đạt ít nhất là 1.000 tỷ USD mỗi năm.
Nga cáo buộc Ukraine phóng tên lửa đạn đạo ATACMS vào tỉnh biên giới Bryansk, đánh dấu giai đoạn xung đột mới. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đặt mục tiêu chấm dứt xung đột vào năm 2025.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho rằng Nga có quyền tự vệ và kêu gọi các nước phương Tây đánh giá kỹ lưỡng việc Moscow điều chỉnh học thuyết hạt nhân.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa công bố ba đề cử cho các vị trí Bộ trưởng Giáo dục, lãnh đạo Medicare và Medicaid, và Bộ trưởng Thương mại. Những lựa chọn này thể hiện ưu tiên của ông Trump dựa trên lòng trung thành và cam kết cải tổ các cơ quan liên bang.
Tờ Washington Post hôm nay, 20/11, dẫn nguồn tin quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận cung cấp mìn chống bộ binh cho Ukraine sau khi Kiev cam kết không sử dụng mìn ở những khu vực đông dân cư.
Ngày 19/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chính quyền Ukraine đã đạt được thỏa thuận để hỗ trợ Ukraine khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, Ban điều hành IMF vẫn cần phải cân nhắc về thỏa thuận này.
0