Nhiệt độ mùa hè tại châu Âu chạm ngưỡng báo động
Tham quan châu Âu trong nắng nóng giữa mùa du lịch cao điểm khiến cho sức khỏe của nhiều khách du lịch bị đe dọa trầm trọng.
Tại Italy, những điểm tham quan dưới lòng đất như "Thành phố của Nước" đang trở nên hấp dẫn với du khách vừa muốn tránh nóng vừa có cơ hội được khám phá di tích từ thời La Mã cổ đại.
Cô Lilit Ananyan, du khách Armenia, cho biết: “Ngoài trời thực sự rất nóng. Tôi đến từ Armenia và tôi nghĩ Armenia cũng nóng vào mùa hè, nhưng độ ẩm ở đây cao hơn nhiều nên tôi thấy khá khó chịu vào những ngày này ở Rome”.

Còn tại Hy Lạp, chính quyền địa phương đã phải đóng cửa Thành cổ Acropolis nổi tiếng ở thủ đô Athens từ 12h trưa đến 5h chiều do lo ngại nắng nóng cực độ. Nhiều du khách đã chuyển sang tham quan vào sáng sớm, tuy nhiên cũng không tránh khỏi ánh nắng gay gắt do phải xếp hàng dài.
Dậy sớm để tránh nắng cũng là biện pháp của nhiều người dân Tây Ban Nha khi việc tập thể dục vào lúc sáng sớm và đi làm sớm đang dần trở nên phổ biến.
Ông Raul Gomez, người dân Tây Ban Nha: "Tôi thường ra khỏi nhà sớm chạy bộ trước khi đi làm để tránh nắng nóng. Đây là thời điểm công viên rất mát mẻ và tôi cảm thấy vô cùng dễ chịu".
Toàn bộ châu Âu đang hứng chịu đợt nắng nóng nguy hiểm, với nhiệt độ tại một vài nơi lên tới trên 40 độ C.
Các chuyên gia khí tượng dự báo hiện tượng nắng nóng sẽ kéo dài cho đến hết tháng 7. Người dân cũng cần lưu ý hiện tượng sương mù đến từ châu Phi có thể gây ảnh hưởng sức khỏe trong thời gian này.


Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.
Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.
Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.
Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.
0