Nhiệt độ giảm đột ngột, làm gì để bảo vệ sức khỏe?
1. Những người có nguy cơ cao dễ bị tổn thương khi trời lạnh
Theo BS. Nguyễn Đặng Khiêm - Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu Nghị, nhiệt độ giảm sâu, nhất là ở các tỉnh miền Bắc có thể làm nặng thêm các bệnh tiềm ẩn, đặc biệt ở người cao tuổi.
Trong thời tiết lạnh giá, những người dễ bị tổn thương hơn cần đặc biệt chú ý, cụ thể là: Người cao tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người có bệnh nền, bệnh mãn tính và phụ nữ mang thai.


2. Cách bảo vệ sức khỏe khi trời lạnh
Các bác sĩ khuyến cáo, với thời tiết lạnh ở miền Bắc thời gian này cần chú ý:
- Tránh tiếp xúc đột ngột với thời tiết lạnh, đặc biệt khi trời lạnh dưới 15 độ C. Hạn chế ra khỏi nhà trong những thời điểm trời lạnh nhất, tốt nhất nên ở trong nhà, trong phòng làm việc là những nơi kín gió.
- Người cao tuổi, trẻ em, người sức khỏe kém… nên ở nhà.
- Mặc quần áo ấm phù hợp, đội mũ len, đeo găng tay, đi giầy, đi tất. Sử dụng nhiều lớp quần áo (thay vì một lớp áo ấm), phù hợp với nhiệt độ của môi trường xung quanh (trong nhà hoặc bên ngoài). Vào thời điểm này trong năm, hãy mặc nhiều lớp "như củ hành". Tránh mặc quần áo bó sát vì chúng cản trở quá trình lưu thông máu.


- Đi giày thoải mái và ấm áp, có độ bám tốt để tránh té ngã, đặc biệt là trên nền đất ẩm ướt.
- Chú ý chăm sóc da, đặc biệt ở những vùng da hở, nếu cần, hãy thoa kem dưỡng ẩm.
- Duy trì thói quen tập thể dục tốt nhưng tránh tập thể dục cường độ cao ngoài trời khi thời tiết lạnh.
3. Những lưu ý cần thực hiện tại nhà
- Nhiệt độ trong nhà nên duy trì ở mức tối thiểu 18°C, đặc biệt khi có người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính hoặc có vấn đề về di chuyển. Đối với những người khỏe mạnh năng động, nhiệt độ phòng dưới 18°C là hoàn toàn có thể chấp nhận được, miễn là họ cảm thấy thoải mái.
- Trẻ nên ngủ ở nhiệt độ phòng từ 16°C đến 20°C.
- Sục khí và thông gió cho ngôi nhà hàng ngày để ngăn chặn sự ngưng tụ hơi nước và độ ẩm. Tốt nhất, hãy tận dụng khoảng thời gian từ giữa buổi sáng đến đầu giờ chiều, khi nhiệt độ bên ngoài cao hơn. Sau đó, đóng cửa ra vào và cửa sổ ngăn gió lùa.
- Khi sử dụng lò sưởi hãy kiểm tra xem phòng có đủ thông gió hay không để tránh tích tụ khí độc hại.
- Giữ thiết bị sưởi xa người, đồ đạc và các vật liệu khác, đặc biệt là những vật liệu dễ cháy. Đặc biệt chú ý đến người cao tuổi và trẻ em để tránh bị bỏng.
- Không sử dụng sưởi than, sưởi củi vì nguy hiểm cho sức khỏe và nguy cơ cháy.
- Trước khi ra khỏi nhà hoặc đi ngủ, hãy nhớ tắt thiết bị sưởi để tránh hỏa hoạn hoặc nhiễm độc.
4. Lưu ý chế độ ăn uống khi trời lạnh
Những ngày trời lạnh, cần bổ sung thêm thức ăn giàu chất béo, protein, vitamin để tăng cường sức đề kháng và giữ ấm cơ thể; uống đủ nước để duy trì sự cân bằng nước cần thiết.


Để giúp khởi động cả ngày, hãy uống đồ uống nóng (nước, sữa và trà) và thức ăn nóng (như súp, cháo, phở); ăn ít nhất một bữa ăn nóng mỗi ngày; tránh đồ uống có cồn và cố gắng ăn ít nhất năm phần trái cây và rau quả hàng ngày.
Tổng hợp


Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã cắt băng khánh thành phòng truyền thống Y dược cổ truyền dân tộc tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường công tác khám, phát hiện và điều trị bệnh nhân Covid-19.
0