Nhiệt độ các đại dương tăng kỷ lục trong tháng 2/2024

Trong tháng 2/2024, các đại dương trên thế giới đã lập kỷ lục nhiệt độ mới. Xu hướng ấm lên này đã trở thành mối đe doạ lớn đối với biến đổi khí hậu và hệ sinh thái toàn cầu.

Theo đó, các nhà khoa học của Liên minh châu Âu (EU) cho biết, nhiệt độ đại dương đã đạt mức cao kỷ lục vào tháng 2 vừa qua, với nhiệt độ bề mặt biển toàn cầu trung bình đạt 21,06 độ C. Mức nhiệt này đã phá vỡ kỷ lục trước đó là 20,98 C được thiết lập vào tháng 8/2023.

Đại dương ấm lên trở thành mối đe doạ với hệ sinh thái toàn cầu

Đại dương ấm lên sẽ làm giảm lượng oxy trong nước biển và khả năng hấp thụ CO2, dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng đối với đời sống động, thực vật trong lòng đại dương. Thậm chí, tình trạng này còn làm gia tăng hiện tượng thời tiết cực đoan.

Ông Carlo Buontempo, Giám đốc Cơ quan Theo dõi Biến đổi Khí hậụ của Liên minh châu Âu cho biết: "Có những tác động trực tiếp đến hệ sinh thái biển, đến nghề cá, đến tất cả những gì liên quan đến sự sống ở đại dương, sau đó là các tác động đến khí hậu, đến bầu khí quyển, và tất cả những gì liên quan đến sự sống trong đại dương. Nhiệt độ nóng hơn, đại dương ấm hơn, làm cho một số hiện tượng khí hậu trở nên dữ dội hơn."

Một số hiện tượng khí hậu trở nên dữ dội hơn

Hiện tượng nước biển nóng lên được nhận định là do các đại dương hấp thụ phần lớn nhiệt lượng do các khí gây hiệu ứng nhà kính và hiện tượng thời tiết El Nino trên toàn cầu. Sau nhiều tháng nhiệt độ đại dương tăng kỷ lục, các nhà sinh học biển đã cảnh báo rằng thế giới đang đứng trước hiện tượng tẩy trắng san hô hàng loạt lần thứ tư, có thể khiến nhiều rạn san hô nhiệt đới ở Nam bán cầu chết dần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đại sứ Ai Cập tại Nga, ông Nazih Elnaggari cho biết, Cairo đang theo dõi sát sao sự phát triển của tuyến hàng hải Bắc Cực và không coi đó là mối quan ngại đối với kênh đào Suez.

Các doanh nghiệp Nga và Malaysia hiện đang phối hợp xử lý vấn đề nhập khẩu năng lượng Nga, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), theo thông tin từ Đại sứ quán Nga tại Kuala Lumpur.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết đã thu hồi hàng nghìn thị thực và nhấn mạnh chính quyền vẫn còn nhiều việc phải làm để siết chặt chính sách thị thực và kiểm soát nhập cư.

Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cho biết, Giáo hoàng Leo XIV đã xác nhận qua điện thoại với bà về việc sẵn sàng tổ chức vòng đàm phán tiếp theo giữa Nga và Ukraine tại Vatican.

Giá gạo tại Nhật Bản tính đến ngày 20/5 đã tăng liên tục trong hơn 10 tuần, gần như gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, khiến nhiều người dân phải giảm lượng tiêu thụ hoặc chuyển sang các loại thực phẩm thay thế.

Hàng cứu trợ chưa được phân phát tới người dân ở Dải Gaza dù Israel cho phép nối lại hoạt động viện trợ nhân đạo sau hơn 11 tuần phong tỏa.