Nhiên liệu điện tử E-fuel có phải một lựa chọn 'xanh'?

Mới đây, sau nhiều tháng đàm phán để giải quyết bất đồng nội khối, Đức và EU thông báo đã đạt được thỏa thuận về tương lai của ôtô sử dụng động cơ đốt trong. Theo đó, các loại xe ô tô sử dụng động cơ đốt trong vẫn được đăng ký sau năm 2035, với điều kiện chỉ sử dụng nhiên liệu trung hòa về khí hậu, mở ra cánh cửa đối với các phương tiện sử dụng nhiên liệu điện tử E-Fuel. Vậy chính xác nhiên liệu điện tử là gì?

 Dầu hỏa điện tử, e-methane hoặc e-methanol đều là những ví dụ về nhiên liệu điện tử. Chúng được sản xuất bằng cách sử dụng điện tái tạo từ hydro và thu giữ khí thải CO2. Thông thường, các loại nhiên liệu được sử dụng trong động cơ đốt trong sẽ giải phóng CO2 vào khí quyển. Tuy nhiên, nếu lượng khí thải đó tương đương với lượng khí CO2 được lấy ra từ khí quyển để sản xuất nhiên liệu, thì về tổng thể, loại nhiên liệu đó trung hòa carbon. Công nghệ này đang ở giai đoạn phát triển ban đầu và nhiên liệu điện tử vẫn chưa được sản xuất ở quy mô lớn.

Hiện hầu hết các nhà sản xuất ô tô lớn đang tập trung phát triển xe điện chạy bằng pin - một công nghệ đã phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, nhược điểm của pin điện là làm tăng trọng lượng của xe, dẫn đến tốn năng lượng hơn.

Một số hãng ô tô như Piech, Porsche và Mazda rất ủng hộ công nghệ nhiên liệu điện tử. Nhà máy sản xuất e-fuel cho mục đích thương mại đầu tiên trên thế giới được khai trương tại Chile vào năm 2021, với sự hỗ trợ của Porsche. Ngoài ra, BMW đã đầu tư 12,5 triệu USD vào công ty khởi nghiệp nhiên liệu điện tử Prometheus Fuels.

Tuy vậy, vẫn có những tranh cãi về liệu nhiên liệu điện tử có thực sự làm cho ngành ô tô bớt phát thải hơn?

Những người ủng hộ E-fuel cho rằng nhiên liệu điện tử cung cấp một lộ trình để cắt giảm lượng khí thải CO2 hiện có mà không cần phải thay thế chúng bằng ô tô điện.

Trong khi đó, những người phản đối chỉ ra rằng việc sản xuất nhiên liệu điện tử rất tốn kém và tốn nhiều năng lượng. Do chi phí sản xuất cao, một số người cho rằng nhiên liệu điện tử chỉ nên được dùng khi không còn lựa chọn nào khác, chẳng hạn các lĩnh vực khó khử cacbon như ngành hàng không.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake hôm 5/4 đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Colombo theo nghi thức trang trọng nhất với 21 loạt đại bác.

Cộng đồng người Việt Nam tại Myanmar những ngày qua đã tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ người dân Mandalay sau thảm họa động đất xảy ra ngày 28/3.

Truyền thông nhà nước Myanmar ngày 5/4 đưa tin, số người thiệt mạng do trận động đất ở quốc gia này đã tăng lên 3.354, với hơn 200 người vẫn còn mất tích, hơn 4.800 người bị thương.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn ngày 5/4 đã kêu gọi Washington “tham vấn bình đẳng” với các đối tác thương mại về chính sách thuế quan mới.