Nhật Bản tập trung phát triển công nghệ năng lượng tái tạo

Tại Nhật Bản, tuần lễ năng lượng thông minh thế giới 2025 với các sản phẩm công nghệ tái tạo, bao gồm hệ thống quang điện và sản phẩm hydro đang thu hút được sự chú ý của nhiều du khách và người dân địa phương.

Sự kiện đã thu hút sự tham gia của khoảng 1.600 công ty từ cả Nhật Bản và nước ngoài cùng đông đảo người dân đến tham quan trải nghiệm. Sự kiện đã giới thiệu các công nghệ và sản phẩm năng lượng hàng đầu trong chín hạng mục, bao gồm hydro và pin nhiên liệu, hệ thống quang điện (PV), năng lượng gió và năng lượng sinh khối.

Đáng chú ý, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota Motor Corp đã công bố hệ thống pin nhiên liệu hydro thế hệ thứ ba, giúp tăng 20% phạm vi hoạt động và gấp đôi tuổi thọ của pin, phù hợp với các loại xe và tàu lớn. Ngoài ra, Toyota và các đối tác đã giới thiệu các bình nhiên liệu hydro và máy phát điện pin nhiên liệu hydro di động để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau, bao gồm nấu ăn và cấp điện khẩn cấp.

Trước đó, chính phủ Nhật Bản đã phê duyệt một kế hoạch năng lượng cơ bản mới, đặt mục tiêu tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng của quốc gia lên 40 - 50 % trong năm tài chính 2040, gần gấp đôi mức 22,9% được ghi nhận trong năm tài chính 2023, mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhà văn Ấn Độ Banu Mushtaq đã giành giải Man Booker Quốc tế 2025 với một tuyển tập gồm 12 truyện ngắn có tựa đề "Đèn Lòng".

Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.

Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.

Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.

Việc xóa bỏ các biện pháp trừng phạt với Syria có thể xem như một "củ cà rốt" nhằm thúc đẩy chính quyền chuyển tiếp hoặc ít nhất là kéo Syria ra khỏi quỹ đạo quá gần với các đối thủ địa chính trị của phương Tây.

Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.