Nhật Bản nhập khẩu gạo từ Hàn Quốc sau hơn 25 năm
Theo các hãng truyền thông Nhật Bản, lô gạo Hàn Quốc đầu tiên đã cập cảng Nhật Bản, đánh dấu lần đầu tiên trong 25 năm quốc gia này phải dựa vào nguồn gạo nhập khẩu từ nước láng giềng. Trong bối cảnh giá gạo trong nước đã tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, người tiêu dùng Nhật Bản buộc phải làm quen với các loại gạo ngoại nhập, bất chấp tâm lý e dè truyền thống và mức thuế cao đánh vào gạo nhập khẩu.

Số lượng gạo Hàn Quốc nhập khẩu ban đầu còn khá khiêm tốn, chỉ khoảng 2 tấn, được bán tại một số siêu thị và kênh thương mại điện tử. Tuy nhiên, theo đài NHK, kế hoạch đang được triển khai để nhập thêm 20 tấn trong thời gian tới.
Trước đây, người tiêu dùng Nhật từng từ chối mạnh mẽ gạo nhập khẩu, như trường hợp gạo Thái Lan vào năm 1993 gần như không bán được, nhưng tình hình hiện tại buộc họ phải thay đổi thói quen. Theo hãng Yonhap, xuất khẩu gạo của Hàn Quốc sang Nhật Bản dự kiến sẽ đạt mức cao nhất kể từ năm 1990. Cùng lúc đó, khủng hoảng gạo cũng mở ra cơ hội cho các nhà xuất khẩu từ Mỹ.
Chủ một nhà hàng ở Tokyo, ông Arata Hirano, cho biết đã chuyển sang dùng gạo Mỹ từ năm ngoái khi giá gạo nội địa tăng vọt do khan hiếm nguồn cung. Mặc dù giá gạo Mỹ, chủ yếu từ bang California, hiện đã tăng gấp đôi so với thời điểm ông mua lần đầu, nhưng vẫn rẻ hơn so với gạo Nhật Bản. “Tôi chưa từng nhận phàn nàn nào từ thực khách”, ông nói. Một thực khách, bà Miki Nihei, chia sẻ: “Tôi không biết đó là gạo nhập khẩu. Tôi không có vấn đề gì khi ăn gạo ngoại. Giá cả tăng nên tôi luôn tìm kiếm lựa chọn hợp lý hơn”.
Trong tuần kết thúc vào ngày 6/4, giá gạo tại các siêu thị Nhật đã lên đến trung bình 4.214 yên (khoảng 30 USD) cho mỗi túi 5kg, hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Chính phủ Nhật Bản đã phải thực hiện biện pháp chưa từng có đó là việc xả hàng trăm nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia ra thị trường. Tháng 3 vừa qua, 210.000 tấn gạo từ kho dự trữ đã được đưa ra đấu giá nhằm hạ nhiệt giá cả đang tăng phi mã do nắng nóng kỷ lục, tâm lý mua tích trữ và các vấn đề phân phối. Tuy nhiên, biện pháp này chưa đem lại nhiều hiệu quả. Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết đến cuối tháng 3, chỉ khoảng 426 tấn, tương đương 0,3% số gạo được đưa ra thị trường, thực sự đến được tay người tiêu dùng, do thiếu xe vận chuyển và thời gian xử lý gạo kéo dài.
Nguồn dự trữ gạo của Nhật vốn đã cạn kiệt sau vụ mùa thất bát năm 2023 vì nắng nóng kỷ lục, và tiếp tục suy giảm trong năm sau đó do lượng du khách tăng cao, cộng với các đợt mua tích trữ trước cảnh báo bão và động đất khiến một số nhà bán lẻ phải giới hạn số lượng bán ra.


Một phần của cây cầu sông Triều Bạch nằm trên tuyến đường Thuận Bình, quận Thuận Nghĩa, Bắc Kinh đã bất ngờ bị sập vào sáng 23/4, gây lo lắng trong cộng đồng cư dân khu vực. Hiện tại, chưa có báo cáo về thương vong.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/4 cho biết, mức thuế quan 145% mà Mỹ đang áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ được điều chỉnh giảm “đáng kể” trong thời gian tới, nhưng không về mức bằng 0.
Lực lượng Houthi tại Yemen ngày 22/4 thông báo đã bắn hạ một máy bay không người lái MQ-9, đồng thời phát động một đợt tấn công mới nhằm vào hai tàu sân bay của Mỹ cùng các tàu hộ tống đang hoạt động tại Biển Đỏ và Biển Ả Rập.
Số nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố tại khu du lịch ở Pahalgam, vùng Jammu và Kashmir do Ấn Độ kiểm soát đã tăng lên 28 người, trong khi hàng chục người khác bị thương.
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo Ngoại trưởng Marco Rubio sẽ không tham dự cuộc đàm phán nhằm chấm dứt xung đột Nga - Ukraine với các đối tác châu Âu tại Thủ đô London, Anh.
Người phát ngôn Chính phủ Iran Fatemeh Mohajerani bày tỏ tin tưởng khả năng sớm đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Mỹ trong khi vẫn bảo vệ lợi ích quốc gia.
0