Nhật Bản duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho biết, các yếu tố về lạm phát và tiền lương cần được xem xét thêm trước khi đưa ra quyết định thay đổi chính sách tiền tệ hiện nay.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã quyết định duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ đang thực hiện, lãi suất ngắn hạn sẽ ở mức âm và lãi suất dài hạn ở mức 0%, tuy nhiên cho phép lãi suất dài hạn có thể vượt quá giới hạn 1% ở một mức độ nhất định.
Số liệu thống kê tính tới tháng 10 vừa qua cho thấy, hiện lạm phát của Nhật Bản đã vượt mục tiêu 2% trong liên tiếp 19 tháng, nhưng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho rằng lạm phát chưa ổn định, cần tiếp tục duy trì các biện pháp nới lỏng tiền tệ để đạt được mục tiêu lạm phát.
Sau quyết định của BOJ, đồng yên yếu đi và lãi suất giảm, tạo cơ hội cho thị trường chứng khoán Tokyo tăng điểm khi cổ phiếu các doanh nghiệp xuất khẩu và công nghệ được mua nhiều hơn.


Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).
Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.
Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.
Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.
Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.
0