Nhật Bản, Đức nhất trí tăng cường hợp tác an ninh
Trong cuộc hội đàm ở Berlin, lãnh đạo 2 nước cho biết sẽ tạo ra một khuôn khổ an ninh kinh tế trong bối cảnh lo ngại sự cạnh tranh từ Trung Quốc trong lĩnh vực xe điện và các lĩnh vực khác.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tổ chức các cuộc đàm phán liên chính phủ cấp cao tại Đức, dự kiến có thể diễn ra trong năm tới để giải quyết một loạt các vấn đề toàn cầu và khu vực.

Nhật Bản, Đức nhất trí tăng cường hợp tác an ninh
Nhật Bản và Đức đã tổ chức cuộc đối thoại liên chính phủ cấp cao đầu tiên với sự tham gia của nhiều thành viên nội các hồi tháng 3/2023, thời điểm ông Scholz có chuyến thăm tới Tokyo.
Ông Kishida cũng tới Đức sau khi tham dự hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Washington, Mỹ. Theo giới chức Nhật Bản, hai nhà lãnh đạo cũng tái khẳng định rằng bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao hai nước sẽ tổ chức các cuộc đàm phán an ninh 2+2 ở Nhật Bản.
Về an ninh kinh tế, lãnh đạo Nhật Bản và Đức thảo luận giải pháp hợp tác song phương để tăng cường trật tự thương mại toàn cầu tự do và công bằng, đồng thời khẳng định sự hợp tác nhằm củng cố chuỗi cung ứng hydro, chất bán dẫn và tài nguyên khoáng sản quan trọng.


Hàng loạt tập đoàn tài chính lớn đã gióng lên hồi chuông cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng thuế đối ứng.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu dự kiến đến thăm Nhà Trắng vào ngày 7/4 để đàm phán trực tiếp với Tổng thống Donald Trump về chính sách thuế quan mới của Mỹ.
Tổng Thư ký NATO Mark Rutte mới đây khẳng định, NATO không tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào liên quan đến việc chấm dứt xung đột giữa Nga và Ukraine.
Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi người dân Mỹ giữ vững tinh thần trước việc thực thi các chính sách thuế quan và coi đây là một “cuộc cách mạng kinh tế” có ý nghĩa lịch sử.
Sau hơn nửa thế kỷ, Bảo tàng Nghệ thuật Sao Paulo (MASP), Brazil đã bước vào một hành trình mới với tòa nhà 14 tầng hiện đại.
Giới học giả Italia nhận định kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng trên toàn khối của Liên minh châu Âu đang phải đối diện với những thách thức ở Italia, một trong những quốc gia có tỷ lệ nợ công trên tổng sản phẩm quốc nội cao nhất toàn cầu.
0