Nhật Bản đổi mới chế độ tiếp nhận lao động
Từ tháng 4/2024, bên cạnh kỳ thi kỹ năng đặc định trong lĩnh vực nông nghiệp và chăm sóc điều dưỡng, Nhật Bản dự kiến sẽ tổ chức kỳ thi kỹ năng đặc định trong lĩnh vực bảo dưỡng ô tô, dịch vụ lưu trú và kỳ thi năng lực tiếng Nhật cơ bản tại Việt Nam.

Ông Ishii Chikahisa, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, cho biết: "Nhật Bản đang có nhu cầu nhân lực rất lớn ở 12 ngành, gồm sản xuất thực phẩm đồ uống, xây dựng, chế tạo máy, vật liệu, điện hoặc thông tin điện tử, bảo dưỡng ô tô, công nghiệp đóng tàu - thiết bị hàng hải, nông nghiệp, ngư nghiệp, chăm sóc - điều dưỡng, vệ sinh tòa nhà, hàng không, dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống. Lao động Việt Nam rất chăm chỉ nhưng cần tham gia chương trình kỹ năng đặc định để trau dồi khả năng giao tiếp bằng tiếng Nhật và các kiến thức kỹ năng nghề".
Theo Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, xã hội Nhật Bản đang già hóa nhanh chóng, đồng nghĩa với việc thiếu lao động nghiêm trọng. Do đó việc đổi mới chương trình tiếp nhận lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam, là rất quan trọng đối với Nhật Bản hiện nay.
Nhật Bản là một trong những thị trường có điều kiện làm việc và thu nhập tốt, được nhiều người lao động Việt Nam lựa chọn.
Hiện có hơn 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua. Trong số đó, số thực tập sinh chiếm tới 40%. Hết năm 2023, tổng lao động Việt Nam tại Nhật Bản theo chương trình kỹ năng đặc định là hơn 110.000 người, chiếm trên 53% tổng số lao động nước ngoài. Chương trình kỹ năng đặc định là chương trình tiếp nhận lao động nước ngoài của Nhật Bản theo chế độ thị thực.


Bộ Xây dựng cho biết, theo dự thảo về quy chuẩn khí thải, nếu một chiếc ô tô được kiểm tra, bảo dưỡng đầy đủ đều có thể đáp ứng mức khí thải theo lộ trình. Người đang sử dụng ô tô không cần phải quá lo lắng.
Từ ngày 16/5, các phương tiện giảm tốc độ còn 60km/h khi qua điểm thi công nút giao Vành đai 3,5 - Đại lộ Thăng Long.
Sở Xây dựng Hà Nội vẫn đang duy trì 5 tổ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) với nhiệm vụ chính là rà soát, tham mưu điều chỉnh tổ chức giao thông, nhằm giảm thiểu ùn tắc và tai nạn.
Trước tình trạng một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, Bộ Xây dựng đã có công điện khẩn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc, an toàn hàng không, hàng hải và đường thủy nội địa.
Trước hàng loạt sự cố giao thông nghiêm trọng thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký công điện khẩn yêu cầu các tỉnh, thành phố và cơ quan liên quan rà soát toàn diện, xử lý dứt điểm các bất cập trong hệ thống hạ tầng giao thông.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sáng 12/5 đã dự Lễ khởi công xây dựng Dự án đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình) và Lễ khởi công xây dựng Khu công nghiệp Hưng Phú (tỉnh Thái Bình).
0