Nhật Bản đã thải 63.000 tấn nước nhiễm phóng xạ

Một năm trước, vào ngày 24/8/2023, Nhật Bản đã bắt đầu xả nước bị ô nhiễm hạt nhân từ nhà máy Fukushima ra đại dương và đã thực hiện bảy đợt xả.

Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima, hiện đang thực hiện đợt xả nước bị ô nhiễm thứ tám ra Thái Bình Dương, đợt này bắt đầu từ ngày 7/8.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima, hiện đang thực hiện đợt xả nước bị ô nhiễm thứ tám ra Thái Bình Dương
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima, hiện đang thực hiện đợt xả nước bị ô nhiễm thứ tám ra Thái Bình Dương.

Do bị ảnh hưởng bởi trận động đất mạnh 9,0 độ richter và sau đó là trận sóng thần vào ngày 11/3/2011, nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã bị tan chảy lõi lò phản ứng, giải phóng bức xạ, gây ra tai nạn hạt nhân cấp độ 7, mức cao nhất trong thang sự kiện hạt nhân và phóng xạ quốc tế. Nhà máy đã tạo ra một lượng lớn nước bị ô nhiễm chất phóng xạ từ việc làm mát nhiên liệu hạt nhân trong các tòa nhà lò phản ứng. Tổng cộng có hơn 1,3 triệu tấn nước bị ô nhiễm đã được lưu trữ trong nhiều bể chứa nước tại cơ sở này.

Quá trình xả có thể mất ít nhất 30 năm để hoàn thành. Trong khi đó, lượng nước bị ô nhiễm hạt nhân tiếp tục tăng thêm hàng chục tấn mỗi ngày.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sự khó đoán và phong cách lãnh đạo đầy kịch tính của Tổng thống Mỹ Donald Trump không chỉ là ngẫu nhiên mà dường như là một chiến lược có chủ đích. Tuy nhiên, điều từng mang lại lợi thế cho ông trong kinh doanh lại có thể trở thành rủi ro khi điều hành một quốc gia và định hình chính sách toàn cầu.

Mỹ đang điều chỉnh chính sách với Ukraine, bao gồm tạm dừng viện trợ quân sự và ngừng chia sẻ tình báo, gây ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột. Cùng với đó, Washington cũng mở ra khả năng đàm phán với Nga, trong khi châu Âu ngày càng có những phản ứng cứng rắn.

Mỹ đang tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Phong trào kháng chiến hồi giáo Hamas về vấn đề con tin và lệnh ngừng bắn tại Gaza, các quan chức Israel và Nhà Trắng xác nhận thông tin vào ngày 5/3. Đây là động thái chưa từng có, phá vỡ nguyên tắc ngoại giao lâu nay của Mỹ là không đàm phán với các nhóm bị coi là tổ chức khủng bố.

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhóm họp tại Brussels, Bỉ để bàn về việc tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine cũng như vấn đề củng cố năng lực quốc phòng của khối.

Không quân Hàn Quốc đã thừa nhận sai lầm khi một máy bay chiến đấu vô tình thả 8 quả bom xuống một ngôi làng, khiến nhiều người bị thương.

Canada đã nộp đơn khiếu nại về mức thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với hàng hóa có nguồn gốc từ Canada, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết.