Nhập viện vì bị rối loạn hoang tưởng ghen tuông
Một nữ bệnh nhân 48 tuổi, tại Hà Nội vừa phải vào nhập Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai điều trị rối loạn hoang tưởng kéo dài do luôn ghen tuông, suy nghĩ chồng ngoại tình với tình đầu, thậm chí dọa chết, dọa giết cả nhà vì cáu giận. Theo các bác sĩ bệnh hoang tưởng đều điều trị không dễ dàng song liệu pháp tâm lý, nhất là tâm lý gia đình, đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh hoang tưởng.
Theo lời kể của người nhà, trước đây bệnh nhân không có tiền sử mắc bệnh tâm thần, tính cách vui vẻ, hòa đồng. Khoảng hơn hai năm nay, chị bắt đầu "thay đổi tính nết", thường xuyên dễ nóng nảy, cáu giận với các con và luôn nghĩ rằng chồng ngoại tình. Mặc dù gia đình và chồng đã giải thích không có chuyện ngoại tình nhưng chị không tin. Chị thường xuyên tìm kiếm thông tin, theo dõi chồng, hay kiểm tra tin nhắn của chồng và nghi ngờ chồng có liên hệ với mối tình đầu.

Ngoài ghen tuông vô cớ, bệnh nhân bắt đầu cáu giận, chửi bới mọi thành viên trong gia đình, kèm theo mất ngủ tăng dần, mệt mỏi. Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa - phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), bệnh nhân vào viện trong tình trạng nghiêm trọng. Rối loạn hoang tưởng nếu không được điều trị có thể dẫn đến lo âu, trầm cảm. Hoang tưởng có thể dẫn đến bạo lực hoặc các vấn đề liên quan đến pháp lý.
Để nhận biết đúng bệnh hoang tưởng cần có thời gian xuất hiện kéo dài từ ba tháng trở lên. Tiến sĩ tâm lý Trịnh Thanh Hương - Viện Sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai cho biết các liệu pháp tâm lý, nhất là tâm lý gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh hoang tưởng của bệnh nhân.

Rối loạn hoang tưởng dai dẳng là một rối loạn tâm thần hiếm gặp chiếm 0,05 - 0,1% dân số. Tuổi trung bình khởi phát khoảng 40 tuổi. Thường gặp ở các thể hoang tưởng bị hại, hoang tưởng ghen tuông phổ biến hơn ở nam giới; hoang tưởng được yêu, hoang tưởng tự cao phổ biến hơn ở nữ giới.
Có tới 20% người mắc rối loạn hoang tưởng dai dẳng tiến triển thành tâm thần phân liệt. Di truyền, stress, sang chấn thời thơ ấu, lòng tự trọng thấp, sử dụng các chất gây nghiện là những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh hoang tưởng. Gia đình có bố mẹ, anh chị em bị hoang tưởng, con cái có nguy cơ mắc rối loạn hoang tưởng cao hơn đáng kể so với tỷ lệ mắc chung. Hiện nay không có biện pháp dự phòng hoang tưởng cho nên việc chẩn đoán và điều trị sớm giúp làm giảm ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân, gia đình và các mối quan hệ bạn bè.


Thành phố Hà Nội đã ghi nhận gần 1.400 trường hợp mắc sởi trong ba tháng đầu năm, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm.
Cục An toàn Thực phát hiện trong 5 mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Man Plus Gold có chứa Sildenafil, Tadalafil với hàm lượng khác nhau.
Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.
Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.
Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.
Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.
0