Nhận thức cần đi kèm hành động trong đổi mới giáo dục
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, tới các tỉnh, thành phố. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì tại điểm cầu UBND thành phố Hà Nội.
Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, giáo dục và đào tạo nước ta đã có những đổi mới và chuyển biến tích cực. Hệ thống giáo dục quốc dân cơ bản được hoàn thiện theo hướng mở, liên thông giữa các cấp học, trình độ và giữa các phương thức đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của người dân. Chương trình Giáo dục phổ thông mới chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh, bước đầu tạo nên sự chủ động, sáng tạo cho giáo viên, học sinh và nhà trường. Đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá, ngày càng thực chất và hiệu quả hơn, cơ bản khắc phục tình trạng học lệch, học tủ và giảm áp lực, tốn kém cho xã hội.
Tại Hà Nội, 10 năm qua, thành phố đã tập trung thực hiện các giải pháp về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đặc biệt, đã xây dựng và hoàn thiện một số cơ chế, chính sách đãi ngộ giáo viên, triển khai mô hình "Trường giúp trường, giáo viên giúp giáo viên", cũng là điểm nhấn ấn tượng của giáo dục Thủ đô, góp phần thu hẹp khoảng cách về chất lượng đội ngũ giữa các trường khu vực nội thành và ngoại thành…
Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, để có được những đổi mới của ngành, Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là Nghị quyết mang tính khoa học, thể hiện tầm nhìn xa rộng và những quyết sách mạnh mẽ của Trung ương Đảng, cho sự phát triển bền vững và lâu dài của đất nước. Cho tới thời điểm này, nhiều nội dung quan trọng vẫn đang là quyết sách mang tính chiến lược. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh ba vấn đề chính để tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 29.
Tới đây, cùng với việc tiếp tục tiếp thu các ý kiến cho dự thảo Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, thì nhận thức, thể chế và nguồn lực cũng sẽ là ba vấn đề chính Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đề xuất với Bộ Chính trị các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới của đất nước./.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.
Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.
Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.
Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.
Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
0