Nhân chứng động đất ám ảnh 'mỗi bước đi, chỉ muốn khóc'

Trận động đất mạnh 7,7 độ là một trong những trận động đất mạnh nhất ở Myanmar khiến khoảng 1.700 người thiệt mạng, 3.400 người bị thương và hơn 300 người mất tích.

Đối với những người còn sống sót, ký ức về thời khắc tuyệt vọng khi mặt đất rung chuyển và tàn phá tới giờ vẫn còn vẹn nguyên. Ravil Nasretdinov là một du khách tới Myanmar ở thời điểm thảm họa thiên nhiên kinh hoàng ập xuống đất nước này.

Anh Ravil Nasretdinov chia sẻ: "Tôi và bạn đang ở Mandalay tại Myanmar vào thời điểm xảy ra trận động đất. Chúng tôi đến Cung điện Hoàng gia và khi chúng tôi đi xuống sâu hơn 10-15 mét, mặt đất bắt đầu rung chuyển. Một trận rung chuyển rất mạnh bắt đầu. Mặt đất trượt dưới chân".

Nasretdinov cho biết, sau cơn rung lắc kéo dài khoảng một phút, anh và mọi người nhận ra rằng các tòa nhà xung quanh bắt đầu sụp đổ, trong đó có một chung cư 7 tầng. Anh đã nghe thấy tiếng kêu cứu từ trong những đống đổ nát và chạy trong tuyệt vọng khi mặt đất tiếp tục rung chuyển. Dù đã từng sống sót qua một trận động đất rất mạnh ở Almaty, thành phố lớn nhất của Kazakhstan cách đây tròn một năm, nhưng nỗi sợ hãi không vì thế mà giảm đi với anh.

Anh Ravil Nasretdinov chia sẻ về nỗi ám ảnh trong trận rung chấn: "Mỗi bước chân chạy đi, tôi đều muốn khóc vì những gì đang xảy ra ở đây, ngay trước mắt, vì tôi không thể làm gì ngoài thoát thân".

Mandalay là một trong những thành phố lớn nhất Myanmar, với 1,7 triệu dân. Hiện tại, các nỗ lực cứu hộ tiếp tục được triển khai ở thành phố này. Tuy nhiên, do hệ thống liên lạc không ổn định, quy mô thực sự của thảm họa vẫn chưa được xác định rõ.

Số người thiệt mạng dự kiến sẽ còn tăng cao khi công tác tìm kiếm cứu nạn tiếp tục diễn ra.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.

Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.

Cả Ấn Độ và Pakistan đã vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ sau khi thoả thuận có hiệu lực chỉ vài giờ. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng ủng hộ lệnh ngừng bắn và kêu gọi hai bên nghiêm túc thực hiện.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sĩ vào hôm 10/5, đánh giá rằng hai bên đã đạt một “sự tái khởi động toàn diện” trong bầu không khí “thân thiện và mang tính xây dựng”.

Lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức, Ba Lan và Ukraine vừa có cuộc gặp tại Kiev, trong đó các bên nhất trí kêu gọi lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện ở Ukraine trong ít nhất 30 ngày, bắt đầu từ ngày 12/5 tới.

Bộ trưởng Ngoại giao Iran, ông Abbas Araqchi ngày 10/5 cho biết, Tehran sẽ không bao giờ nhượng bộ về các vấn đề hạt nhân nếu mục tiêu của Mỹ là tước đoạt "quyền hạt nhân" của Iran.