Nhà Trắng thông báo về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung
Người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nêu rõ: “Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về những nỗ lực duy trì và làm sâu sắc hơn nữa các đường dây liên lạc”, cũng như “cách thức quản lý cạnh tranh” và “hợp tác với nhau khi lợi ích song trùng, đặc biệt là liên quan đến những thách thức xuyên quốc gia”.
Trong khi đó, hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao giấu tên trong chính quyền Mỹ cùng ngày tiết lộ Tổng thống Biden hy vọng sẽ xây dựng “nền móng” cho quan hệ với Trung Quốc khi gặp Chủ tịch Tập Cận Bình vào tuần tới.

Quan chức trên lưu ý hai bên sẽ không đưa ra tuyên bố chung sau cuộc gặp thượng đỉnh. Bên cạnh nội dung trao đổi về quan hệ song phương, Tổng thống Mỹ Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng có thể sẽ thảo luận về vấn đề Ukraine và Triều Tiên.
Cũng trong ngày 10/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) tuyên bố Mỹ nên phối hợp với Trung Quốc để tránh những hiểu lầm và đánh giá sai. Bình luận này được đưa ra sau câu hỏi về cuộc gặp nêu trên giữa lãnh đạo hai nước.


Thủ tướng Australia cho biết Canberra đang chuẩn bị bắt đầu đàm phán về quan hệ đối tác an ninh và quốc phòng với Liên minh châu Âu (EU).
Canada, Anh, Australia vừa công bố thêm một số lệnh trừng phạt đối với Moscow nhằm gây áp lực tối đa lên Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Tổng thống Pháp cảnh báo bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi chế độ ở Iran từ Mỹ sẽ dẫn đến hỗn loạn, trong bối cảnh đối đầu quân sự Israel-Iran leo thang.
Chuyến bay đầu tiên đưa công dân Israel mắc kẹt ở nước ngoài ngày 18/6 đã hạ cánh xuống sân bay Bun Gurion ở Thủ đô Tel Aviv.
Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Canada bế mạc vào ngày 17/6, không đưa ra được tuyên bố thống nhất về một loạt vấn đề nóng, như xung đột tại Ukraine và Israel - Iran.
Ông Trump bày tỏ sự lo ngại việc áp đặt thêm những biện pháp trừng phạt kinh tế mới đối với Nga sẽ khiến Mỹ chịu thiệt hại “rất nhiều tiền".
0