Nhà Trắng hủy lệnh đóng băng tài trợ liên bang
Tối 27/1, Văn phòng Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng đã công bố bản ghi nhớ về đóng băng các khoản viện trợ liên bang trước 17h ngày 28/1. Biên bản yêu cầu các cơ quan liên bang “dừng mọi hoạt động liên quan đến nghĩa vụ hoặc giải ngân mọi khoản hỗ trợ tài chính”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/1 nhấn mạnh, lệnh tạm thời đóng băng một số khoản chi tiêu nhằm mục đích cho chính phủ thời gian xác định các trường hợp chi tiêu gian lận, lãng phí và lạm dụng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết: “Các chương trình an sinh xã hội, bảo hiểm y tế Medicare và Medicaid không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ hành động nào mà chúng tôi đang thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào. Chúng tôi chỉ đang xem xét một số bộ phận của bộ máy quan liêu lớn, nơi đã có sự lãng phí, gian lận và lạm dụng to lớn”.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cũng cho biết, lệnh đóng băng tài trợ liên bang là một phần trong nỗ lực của Tổng thống Trump nhằm biến chính phủ thành nơi quản lý tốt tiền thuế của người dân.
Tuy nhiên, lệnh đóng băng này đã gây tranh cãi trên khắp nước Mỹ. Nếu được thực hiện, nó có thể gây ra những tác động sâu rộng, ảnh hưởng đến viện trợ cho các tổ chức phi lợi nhuận, trường đại học, khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ và các khoản tài trợ của chính quyền bang cũng như địa phương. Trong năm 2024, chính phủ Mỹ đã chi 3.000 tỷ USD cho các chương trình hỗ trợ liên bang.
Sau khi sắc lệnh được công bố, chính quyền đã nhận được vô số cuộc gọi từ các nhà lập pháp và quan chức tiểu bang với những câu hỏi về tác động của lệnh đóng băng đối với bang của họ. Thẩm phán liên bang Loren AliKhan ngày 28/1 đã yêu cầu chặn một phần lệnh này.
Một liên minh gồm các tổng chưởng lý từ 23 bang do đảng Dân chủ lãnh đạo và Washington ngày 28/1 cho biết, họ có kế hoạch đệ đơn kiện để ngăn chặn lệnh đóng băng, với lý do nó vi hiến. Những người chỉ trích cho rằng, động thái của OMB về việc giữ lại tiền liên bang vi phạm Đạo luật Kiểm soát Tịch thu. Đạo luật năm 1974 nêu rõ khuôn khổ khả năng của tổng thống trong việc đóng băng một số khoản tiền nhất định do quốc hội phân bổ.
Ông Stephen I. Vladeck, Giáo sư luật tại Đại học Georgetown cho hay: “Tôi nghĩ rằng Nhà Trắng không muốn chính phủ liên bang chi tiền để hỗ trợ các chương trình mà Tổng thống Trump phản đối. Nhưng vấn đề đó không phải thẩm quyền quyết định của ông ấy. Theo Hiến pháp, cách thức hoạt động của quyền phân bổ thuộc về Quốc hội, không phải của Tổng thống”.
Việc chính quyền Tổng thống Donald Trump đảo ngược quyết định về việc đóng băng các khoản tài trợ liên bang sau 45 giờ hỗn loạn là dấu hiệu mới nhất cho thấy, ngay cả khi nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng tại Quốc hội, các kế hoạch của ông Trump nhằm định hình lại chính phủ một cách mạnh mẽ và nhanh chóng vẫn có giới hạn.


Hai nhân viên tại Đại sứ quán Israel ở Washington DC đã thiệt mạng do bị bắn vào đêm ngày 21/5, ở gần Bảo tàng Do Thái Thủ đô.
Một vụ tai nạn đã xảy ra trong quá trình hạ thủy chiếc tàu chiến mới của Triều Tiên, trong ngày 22/5.
Quân đội Israel cho biết đã đánh chặn được một tên lửa phóng đi từ Yemen nhằm vào Israel, trong rạng sáng 22/5.
Canada hiện đang xem xét các khoản đầu tư tiềm năng vào lá chắn phòng thủ tên lửa Vòm Vàng trị giá 175 tỷ đô la.
Giới chức ngoại giao châu Âu đã lên tiếng chỉ trích vụ Israel nổ súng vào các nhà ngoại giao đến thăm thành phố Jenin ở Bờ Tây, đồng thời yêu cầu Israel điều tra vụ việc.
Moody’s đã hạ một bậc xếp hạng của Mỹ, từ mức cao nhất là AAA xuống mức AA+ do thâm hụt tài khóa và tiền trả lãi của chính phủ liên tục tăng.
0