Nhà hát nuôi dưỡng tinh thần dân tộc cho thế hệ trẻ

Những vở kịch hay là kênh hữu hiệu kết nối trẻ với thế giới, với cội nguồn văn hóa dân tộc, đồng thời nuôi dưỡng tâm hồn, nhân sinh quan cho thế hệ tương lai.

NSƯT Sĩ Tiến, Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam, cho biết trong nhiều thập niên qua, rất nhiều khán giả đã đồng hành cùng Nhà hát, cá biệt có những khán giả đến Nhà hát từ khi còn là một em bé cho đến giờ đã là phụ huynh cùng con đến xem kịch.

Theo NSƯT Sĩ Tiến, sân khấu là nơi tích hợp cả ngôn ngữ nói, ngôn ngữ thoại, ngôn ngữ văn học, cách hành xử và các hành động trên sân khấu sẽ giúp cho trẻ sớm hình thành định hướng các hoạt động của mình sau này.

NSND Doãn Bằng, Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam, cho rằng thói quen của thiếu nhi khi tiếp cận bất cứ vấn đề gì thường bằng thị giác trước. Bởi vậy, khi làm tác phẩm cho thiếu nhi, Nhà hát luôn đặt ra những đòi hỏi về thị giác và mỹ thuật quan trọng ngang tầm với ngôn ngữ.

Khi làm tác phẩm cho thiếu nhi, Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam luôn đặt ra những đòi hỏi về thị giác và mỹ thuật quan trọng ngang tầm với ngôn ngữ.

Theo của NSND - đạo diễn Tạ Tuấn Minh, Nhà hát Kịch Việt Nam, đạo diễn sân khấu kịch thiếu nhi là rất khó. Tác giả, đạo diễn, ekip sáng tạo đều phải đặt mình vào tâm hồn của trẻ thơ và sống lại với tâm hồn trẻ thơ đó. Đôi khi người lớn có những suy nghĩ rất phức tạp khiến người lớn quên mất cũng đã có thời tuổi thơ với những ước mơ, hoài bão tươi đẹp, bởi vậy, việc đặt mình trở lại vào tâm hồn trẻ thơ là điều không hề dễ dàng.

Việc các diễn viên phải đặt mình vào tâm hồn trẻ thơ là điều không hề dễ dàng.

NSND Tạ Tuấn Minh cho rằng ở bất kỳ một đất nước nào, văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống rất quan trọng. Bởi vậy, nếu như để mất đi các bản sắc văn hóa này, đó là điều nguy hiểm.

Trong thời đại hiện nay, nhiều bạn trẻ đang bị ảnh hưởng bởi văn hóa của nước ngoài mà bên cạnh những mặt tốt cũng có những mặt chưa phù hợp với tư duy Á Đông, đặc biệt là tư duy của trẻ em Việt Nam. Chính vì vậy, việc định hướng cho các em quay trở lại với nghệ thuật truyền thống, văn hóa dân gian là một điều rất quan trọng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sáng 11/5 đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.

Tại Việt Nam, ngành hoa cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000 ha, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD.

Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.

Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.

Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).