'Nhà hàng đặc biệt' dành cho những vị khách đặc biệt
7 giờ sáng mỗi ngày, các nhân viên bếp ăn tại Bệnh viện Giao thông vận tải bắt đầu nhận thực phẩm và nguyên liệu tươi; trong lúc đó, một số nhân viên khác đang phục vụ bữa sáng cho thực khách.
Anh Đặng Đình Mạnh, Quản lý bếp ăn Bệnh viện Giao thông vận tải chia sẻ: "Đây là một nhà hàng đặc biệt dành cho những vị khách đặc biệt. Buổi sáng thường bắt đầu từ 6h10 đến gần 7h sẽ có đông bệnh nhân đến ăn. Hoặc là lúc 10h sẽ có những bệnh nhân buổi sáng sớm phải xét nghiệm chưa ăn. Về cơ bản, khung giờ sẽ lệch một chút so với các quán bên ngoài bởi vì hầu hết đều phụ thuộc vào phác đồ điều trị của bệnh nhân".
Ngoài 80, bà Đinh Thị Mừng mỗi tháng đều được con gái đưa đi thăm khám tại Bệnh viện Giao thông vận tải - nơi bà đăng ký BHYT. Vì thế bà cũng trở thành khách quen của bếp ăn.
"Tôi hay khám bệnh ở đây, thỉnh thoảng cũng hay rẽ vào bếp ăn để uống cà phê hoặc ăn sáng", bà Mừng chia sẻ.
Không chỉ phục vụ khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên trong ngành, Bệnh viện Giao thông vận tải còn khám bệnh cho người dân trên địa bàn Thủ đô và tiếp nhận các trường hợp chuyển nặng từ tuyến dưới. Mỗi ngày, hàng trăm lượt bệnh nhân ra vào thăm khám. Chính vì vậy, một bếp ăn để phục vụ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân là hết sức cần thiết.
Người xuống bếp ngồi ăn, người xách cặp lồng mua cho người thân đang trong phòng bệnh hoặc có những bệnh nhân người nhà không đến chăm kịp đều xuống bếp ăn để không nhỡ bữa. Sẵn bếp ăn trong khuôn viên lại phục vụ đủ ba bữa với thực đơn được kiểm soát chất lượng bởi khoa Dinh dưỡng, nên khá nhiều bệnh nhân nội trú thuận tiện trong ăn uống và không cần người nhà tiếp tế thức ăn mỗi ngày.
Một bếp ăn phục vụ đầy đủ nhu cầu, bệnh nhân và người nhà không phải ra hàng quán bên ngoài khi đến bữa đã giúp nhịp sống của những người ở viện thuận tiện và dễ dàng hơn.


Nhiều người Hà Nội chọn ăn sáng bún riêu cua đồng như một thói quen hàng ngày bởi yêu thích hương vị chua thanh dịu nhẹ, dễ ăn.
Để nâng cao đời sống bà con ngoại thành, không thể thiếu vai trò của những người thợ sửa chữa, lắp đặt điện nước. Họ góp phần xây dựng cuộc sống tiện nghi hơn.
Những chiếc xe bán hàng ăn lưu động hàng đêm đều có mặt trên nhiều góc phố, con đường, đem theo những món ăn nóng hổi phục vụ mọi người, góp phần vào nhịp sống đêm vừa quen, vừa lạ của Hà Nội.
Nhiều người đã tìm về thôn Đoan Nữ, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội để hoà mình trong không gian làng quê thanh bình, với cánh đồng lúa xanh nổi bật và hàng hoa gạo bắt đầu bung nở.
Con phố sách cũ trên đường Láng (Hà Nội) là chốn thân quen của nhiều người, nơi chứa đựng những câu chuyện riêng, khiến cho tâm hồn của họ luôn được rộng mở.
Bên cạnh di sản kiến trúc, lịch sử, Hoàn Kiếm còn là cái nôi của một di sản đặc biệt - di sản ẩm thực, hội tụ của sự tinh tế.
0