Nhà giáo đi B xúc động ngày gặp lại

Sáng 11/11, tại TP. HCM đã diễn ra buổi gặp mặt nhà giáo đi B và nhà giáo nội đô nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Giờ đây, các thầy các cô đã ngoài 80 nhưng tinh thần thì vẫn vẹn nguyên như khi ‘xếp bút nghiên, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước’.

Tại buổi họp mặt, các nhà giáo nội đô, đi B ôn lại những trang sử hào hùng một thời mình đã xông pha lên đường chiến đấu để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Thời chống Mỹ cứu nước, có rất nhiều nhà giáo nội đô yêu nước, tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch. Lực lượng này hằng ngày đứng trên bục giảng, xung quanh là tai mắt của địch nhưng dám dùng lời nói, cây bút của mình giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh, sinh viên, nhân dân. Giáo viên nội đô còn là cán bộ cách mạng tuyên truyền cho quần chúng nội thành giác ngộ cách mạng, xây dựng lực lượng cách mạng tại chỗ, làm công tác vận động tài chính cho cách mạng có hiệu quả, đóng góp một phần công sức trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, thống nhất non sông.

Ngoài ra còn có lực lượng thầy cô giáo vượt Trường Sơn, chi viện cho miền Nam. Từ năm 1961 đến cuối năm 1973 đã có 10 chuyến đi B của gần 3.000 thầy cô giáo như vậy, từ trường phổ thông, giảng đường đại học ở Hà Nội và các tỉnh, thành miền Bắc. Các thầy cô này hàng ngày dạy chữ, giặc đến càn quét thì cầm súng bảo vệ căn cứ, bảo vệ cơ quan, trường học.

Chiến tranh đã lùi xa, các thầy cô giờ đã nghỉ hưu, vui vầy bên con cháu nhưng vẫn luôn khắc khoải với sự nghiệp trồng người

Cô Triệu Việt Thu, nhà giáo nội đô chia sẻ: "Tôi muốn nhắn nhủ với các cháu thanh niên bây giờ là cần phải tìm hiểu, hiểu biết lịch sử để biết được ông cha ta đã đấu tranh như thế nào? Giành được độc lập như thế nào…".

Cô Trần Thị Vinh, nhà giáo đi B bày tỏ: "Hôm nay tôi cảm thấy rất xúc động vì giờ đây đất nước đã được hòa bình. Cũng mong các thế hệ sau này tiếp bước cha ông cùng nhau xây dựng đất nước, xây dựng tương lai".

Cuối buổi gặp mặt, các thầy cô bịn rịn không muốn rời xa. Ai cũng không giấu được vẻ tự hào vì đã cống hiến một thời tuổi trẻ cho bình yên thành phố hôm nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Điểm mới trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là xác lập giáo dục nghề nghiệp là một cấp học, gồm hai bậc: trung học nghề và cao đẳng.

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev lần thứ 59 đều xuất sắc đoạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Nhiều trường đại học tại Hà Nội đã công bố mức học phí dự kiến cho năm học 2025-2026, với mức thu dao động từ 18-128 triệu đồng mỗi năm, đa phần tăng so với năm trước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất Quốc hội dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi nội dung: Học sinh tốt nghiệp cấp 2 chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng. Sự thay đổi này phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp và xu thế quốc tế.

Từ khóa “tự học” và “học suốt đời” được nhấn mạnh như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”.

Trong môi trường giáo dục, quyết định kỷ luật có thể mang lại động lực cho học sinh, nhưng ngược lại cũng có thể làm các em xấu hổ, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Kỷ luật nên xuất phát từ tình yêu thương, sự bao dung và tôn trọng học trò, không làm tổn thương các em.