Nhà để ở, không phải để đầu cơ!
Giá nhà đất được đẩy lên mức phi lý, vượt xa tầm với của phần đông người dân có nhu cầu thực khi một mét vuông đất cách trung tâm Hà Nội 20 - 30km được đẩy lên hơn 100 triệu đồng.
Thu nhập bình quân của người lao động ở Hà Nội năm 2023 là 135 triệu đồng một năm. Đặt giả thiết một người dùng toàn bộ số tiền này để mua một căn hộ chung cư bình dân với diện tích tối thiểu 50m2 với giá khoảng 3 tỷ đồng thì phải mất 23 năm mới hiện thực được giấc mơ an cư.

Nhà đất trước hết phải phục vụ nhu cầu ở của người dân thì giờ đây trở thành tài sản tích lũy phục vụ nhu cầu sinh lời. Trong khi người có nhu cầu ở, sản xuất và kinh doanh không thể tiếp cận. Tại nhiều nơi đất đai, nhà cửa đang bị đầu cơ rồi bỏ hoang phí. Một thống kê cho thấy, có tới 70% nhà, đất được mua với mục đích đầu cơ.
Chỗ ở là nhu cầu thiết yếu và khi giá bị thổi lên sẽ đồng nghĩa với việc rất nhiều người dân không có hoặc đang phải đi thuê nhà ở đang nghèo đi. Giá nhà đất leo cao cũng đẩy giá nhà cho thuê ở các thành phố lớn tăng theo, khiến nhiều người dân sống cảnh thuê nhà cũng phải chi trả nhiều hơn. Khoảng cách giàu nghèo trong xã hội vì thế càng gia tăng ở mức trầm trọng.
Nhưng chưa hết, cơn sốt nhà đất có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng tiền lẽ ra được đưa vào trong hoạt động sản xuất thì được “chôn” chặt vào đất, làm tăng chi phí của doanh nghiệp và giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Giá đất tăng cao, chính quyền có thể phải đối mặt với việc đền bù cao khi tiến hành giải phóng mặt bằng để làm các công trình phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản được điều chỉnh có hiệu lực sớm từ ngày 1/8 cũng nhằm bịt kín các khoảng trống pháp lý, ngăn chặn đầu cơ, đưa nhà, đất trở lại đúng với giá trị thực.
Nhưng điều này vẫn là chưa đủ và cần Nhà nước khẩn trương bổ sung chính sách thuế để ngăn chặn đầu cơ và điều tiết thị trường bất động sản.
Trong suốt quá trình đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác phát triển nhà ở cho người dân. Hướng tới mục tiêu xây dựng thị trường bất động sản lành mạnh, bền vững, đưa giá nhà đất về đúng giá trị thực, tạo cơ hội để nhiều người dân được tiếp cận nhà ở, Đài PT-TH Hà Nội mở tuyến bài: “Nhà để ở, không phải để đầu cơ”.
Quý vị có thể tham gia đóng góp tiếng nói cùng chúng tôi thông qua đường dây nóng 0865.116699 hoặc tương tác trên các nền tảng số của Đài Hà Nội.


Tuyến đường Vành đai 4 (vùng Thủ đô) trải dài hơn 112km, với quỹ đất khổng lồ hai bên tuyến đường, nếu được quy hoạch và khai thác tốt sẽ là động lực mới để phát triển vùng Thủ Đô.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã nhấn mạnh quy hoạch phải bảo đảm tính bền vững, minh bạch và đồng bộ tại buổi thảo luận tổ chiều ngày 10/5 về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Một khu đất rộng hàng ngàn m2 tại ngõ 37 phố Đại Đồng, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai từ khi thuộc huyện Thanh Trì đã được quy hoạch làm đất giãn dân. Tuy nhiên, vì nhiều lý do vẫn chưa cấp được cho dân và bị biến thành bãi trông xe.
Người dân không bắt buộc phải chỉnh lý các giấy chứng nhận đã cấp như sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh thành, trừ trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu hoặc thực hiện đồng thời với thủ tục hành chính về đất đai.
Luật Nhà ở 2023 quy định, nhà ở xã hội cho thuê, mua là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở.
Với đề xuất áp dụng mức thuế 20% đối với lãi chuyển nhượng bất động sản, Bộ Tài chính kỳ vọng sẽ đảm bảo công bằng, hạn chế đầu cơ, tránh tình trạng các đô thị bỏ hoang, lãng phí nguồn lực đất đai.
0