Nhà cổ 87 Mã Mây, ký ức không quên của người Hà Nội
Ngôi nhà được làm khoảng cuối thế kỷ XIX, tổng diện tích đất 157,6 m2, với chiều dài là 28m, chiều rộng mặt tiền 5m và chiều rộng của mặt hậu là 6m. Ngôi nhà được đầu tư tôn tạo từ cuối năm 1998, hoàn thành vào ngày 27/10/1999; như một dấu ấn lịch sử của Hà Nội 36 phố phường.
Mọi kết cấu về kiến trúc, vật liệu xây dựng hoàn toàn bằng gỗ cho đến những đồ vật sinh hoạt đều được giữ nguyên trạng. Ngày 16/2/2004, ngôi nhà số 87 Mã Mây được cấp bằng Di sản cấp quốc gia.

Tham quan nhà cổ 87 Mã Mây
Lớp nhà ngoài, lớp nhà thứ nhất, có hai tầng. Như tất cả các ngôi nhà ống nơi phố cổ, tầng một dành riêng cho việc buôn bán. Khuất sau khu vực "công cộng", chiếc cầu thang bóng nước thời gian dẫn lên tầng hai, nơi tiếp khách và thờ cúng.
Lớp nhà thứ hai, lớp nhà trong, cũng có hai tầng: tầng một dùng cất giữ hàng hóa và dành cho người giúp việc, tầng hai là phòng ngủ của chủ nhà. Người xưa không còn, nhưng ngôi nhà vẫn trung thành lưu giữ những kỷ niệm đẹp, những dấu ấn khó mờ phai…
Những con tiện bằng gỗ trang trí cho mặt tiền của ngôi nhà, cho diềm mái, cho tấm cửa lùa, cho lan can cầu thang… Bàn thờ tổ tiên với hoành phi câu đối bằng gỗ lim, bộ bàn ghế, sập gụ, tủ chè, trên tường treo tranh tứ quý khắc gỗ…

Lớp nhà trong cùng là khu phụ, chỉ có nhà kho và nhà vệ sinh. Một sự sắp đặt tiết kiệm diện tích nhưng cũng vô cùng tiện lợi.
Dưới mái ngói rêu phong, bên bức tường cổ kính, những cảnh trí sinh hoạt xưa như vẫn thấp thoáng ẩn hiện với chiếc vại sành, chiếc nồi đất, rổ tre con con... Tất cả đều thấm đẫm nét tinh tế, thi vị mà cổ kính.
Những ngôi nhà cổ mang nét văn hóa rất đặc trưng và quý giá, ẩn chứa các giá trị cuộc sống và con người nơi đây trong một giai đoạn lịch sử quan trọng, thể hiện sự giao thoa văn hóa Ðông - Tây. Hiện còn rất nhiều ngôi nhà cổ còn tồn tại cho tới ngày nay tại Hà Nội.

Tuy nhiên, căn nhà cổ ở số 87 phố Mã Mây vẫn là ngôi nhà có kiến trúc đặc biệt, được bảo tồn, là một phần ký ức không thể quên của người dân Hà Thành. Ngày xưa căn nhà này thuộc sở hữu của tư nhân và đã trải qua một vài đời chủ. Cùng với sự bảo trợ của Hội đồng thành phố Toulouse (Pháp), căn nhà đã được Ban Quản lý Phố Cổ tiến hành bảo tồn từ năm 1999. Qua đó, giúp du khách và các thế hệ hôm nay có thể hình dung về cuộc sống, nếp sinh hoạt xưa, cách bài trí ngôi nhà của cư dân nơi phố cổ Hà Nội.


Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời ví giặm theo bước chân Người” đã diễn ra vào tối 19/5, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Nhiều bảo tàng tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức trưng bày, triển lãm những hiện vật quý giá, tái hiện sống động về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chương trình nghệ thuật "Người là niềm tin tất thắng" là một bản hòa ca đầy xúc cảm, chạm đến trái tim của đông đảo khán giả, gợi nhớ một cách chân thực và xúc động về những cống hiến vĩ đại mà Người đã dành trọn cho độc lập, tự do của dân tộc.
Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” đã chạm vào trái tim khán giả bằng những giai điệu mộc mạc, những hình ảnh giản dị như chính con người Bác, chân thành và cảm xúc như tình cảm người dân Việt Nam và thế giới yêu kính Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Một cuốn sách viết về Hồ Chí Minh do hai nhà báo Italia chấp bút đã được chuyển ngữ và ra mắt độc giả Việt Nam với tên gọi “Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc”.
Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” được Đài Hà Nội tổ chức vào tối 19/5, nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Bác Hồ, là hành trình âm nhạc đầy cảm xúc về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như tình cảm của người dân Việt Nam gửi tới Bác.
0